Thứ sáu, 29/03/2024,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Hoa Lư

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Thứ ba, 26/06/2018 | Đã xem: 323 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

 BÁC HỒ ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đất nước ta, với bề dày bốn ngàn năm là lịch sử dựng nước và giữ nước, những người con ưu tú của đất mẹ anh hùng đã luôn một lòng quyết bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ bờ cõi non sông đất nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trở thành những bài ca bất tử của những người con ưu tú, bất khuất, kiên cường đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ.

Truyền thống ngàn đời của dân tộc - đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” Ăn quả nhớ người trồng cây”... đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong kho tàng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truyền thống đó đã hun đúc lên khí phách con người Việt Nam trọng đạo lý, luôn tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, khắc ghi những công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước. Đó là những anh hùng liệt sỹ, những thương binh, bệnh binh đã không tiếc máu xương chiến đấu cho độc lập dân tộc, đến ngày hôm nay, những thương binh “tàn nhưng không phế” vẫn là những chiến sỹ kiên trung trên mặt trận xây dựng quê hương đất nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là con người trọng đạo lý. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Người cũng luôn một lòng hướng về quê hương đất nước, hướng về những người con ưu tú đã ngã xuống để gìn giữ non sông. Khi là cương vị Chủ tịch nước, mặc dù bận rất nhiều công việc,  nhưng Người luôn quan tâm, gần gũi, trân trọng những đóng góp to lớn của họ, để muôn đời sau noi theo, phát huy truyền thống cao đẹp đó, Người nói:“Máu đào của các liệt sỹ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.

Tháng 6/1947, Hội nghị Chính phủ được tổ chức tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã chọn ngày 27/7 hàng năm làm “Ngày Thương binh toàn quốc”, đó cũng là dịp để nhân dân “tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh”. Người đã gửi thư cho Ban Thường trực của Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc, Người viết:“Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta?  Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh”.

Hàng năm cứ đến ngày 27 tháng 7, "Ngày Thương binh - liệt sỹ", Người đều gửi thư cho các đồng chí thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Những bức thư tuy giản dị, chân thành, chỉ là những lời động viên, an ủi, rất mộc mạc, nhưng lại chứa đựng một tình cảm to lớn và sâu sắc. Trước lúc đi xa, Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta Bản Di chúc lịch sử, trong đó có phần viết về chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người đã kinh qua chiến đấu: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp đối với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh". Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các Liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ), người có công với nước mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.

Thực hiện những lời dạy quý báu của Bác Hồ kính yêu, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

659964

Trực tuyến : 12

Hôm nay : 950

Hôm qua : 946