Thứ sáu, 19/04/2024,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Hoa Lư

Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng ở Huyện Hoa Lư

Thứ ba, 26/06/2018 | Đã xem: 558 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

 Cùng với việc tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua Huyện ủy Hoa Lư đã quan tâm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng, đồng thời triển khai tuyên truyền sâu rộng, giới thiệu lịch sử Đảng bộ địa phương tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.

 Huyện ủy Hoa Lư đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, phát hành lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng. Trong đó, tập trung tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư và Thông tri số 14-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy nắm tình hình triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cho các ngành và các xã, thị trấn. Các xã, thị trấn đưa nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ vào nghị quyết của Đảng uỷ và tập trung chỉ đạo, tăng cường cán bộ theo dõi, trực tiếp sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng.

Với các giải pháp đồng bộ, công tác nghiên cứu, biên soạn và phát hành lịch sử Đảng trên địa bàn huyện đạt kết quả. Số lượng các ấn phẩm được xuất bản tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Các ấn phẩm đã tái hiện đầy đủ, chân thực lịch sử của Đảng bộ huyện và lịch sử các ngành, các địa phương, góp phần quan trọng trong việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương, đơn vị trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu hơn về lịch sử Đảng bộ huyện, địa phương và truyền thống các ngành; khơi dậy lòng tự hào với những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự vào cuộc tích cực của các ngành, các cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở, đến nay, toàn huyện đã biên soạn, xuất bản được 11 đầu sách lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, nâng tổng số đầu sách lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống đã biên soạn, xuất bản của toàn huyện lên 21 đầu sách các loại (trong đó, Đảng bộ huyện và các cơ quan của huyện đã xuất bản được 6 đầu sách; 10/11 xã, thị trấn đã biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ với 15 đầu sách). Cùng với đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh trên địa bàn huyện cũng được tăng cường. Trong những năm qua, lịch sử Đảng bộ huyện đã được đưa vào giảng dạy tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các trường THPT và Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện. Đặc biệt, hằng năm, vào các dịp kỷ niệm lớn của đất nước, các cấp ủy Đảng trong huyện đều chỉ đạo tuyên truyền lịch sử Đảng bộ huyện và lịch sử các địa phương trên Đài Truyền thanh huyện và Đài truyền thanh các xã, thị trấn. Chỉ đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội CCB, Ban giám hiệu các nhà trường phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống lịch sử Đảng bộ huyện và lịch sử các xã, thị trấn cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và học sinh… Qua đó đã khơi dậy niềm tự hào quê hương, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đồng thời động viên cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia lao động, học tập, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều vướng mắc như: Việc sưu tầm tư liệu, tài liệu, biên soạn biên niên, sự kiện lịch sử Đảng ở một số đảng bộ cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, tiến hành chưa thường xuyên. Công tác lưu trữ tài liệu, tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ở nhiều đơn vị chưa được chú trọng. Đội ngũ những người làm công tác sưu tầm, biên soạn phần lớn chưa được đào tạo cơ bản về công tác sưu tầm nên khi triển khai còn lúng túng. Điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống nhìn chung còn không ít khó khăn…

Để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương thời gian tới, huyện Hoa Lư tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Nâng cao chất lượng biên soạn các ấn phẩm; Chỉ đạo các Đảng bộ xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ từng giai đoạn; các xã đã xuất bản được sách lịch sử Đảng bộ tập I thì tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử Đảng bộ các tập tiếp theo. Trong đó, tập trung chỉ đạo Đảng bộ các xã: Ninh Mỹ, Ninh Thắng, Ninh Vân triển khai việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1975-2015, hoàn thành chậm nhất vào năm 2020. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị tới đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. 

Ban Tuyên giáo huyện uỷ

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

672997

Trực tuyến : 11

Hôm nay : 490

Hôm qua : 610