Thứ ba, 14/05/2024,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Hoa Lư
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp

CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

Tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện

I. Thông tin chung

1. Hộp thư công vụ: ttdvnnhl@ninhbinh.gov.vn (đang đề nghị cấp mới)

2. Danh sách lãnh đạo:

STT

Họ và tên

Chức danh

Quê quán

Nơi thường trú

Ngày, tháng, năm sinh

Số điện thoại

Hòm thư công vụ

1

Phạm Văn Nhượng

Giám Đốc

Ninh Phong, TP Ninh Bình

Ninh Phong, TP Ninh Bình

9/7/1978

0948728080

nhuongpv.hl@ninhbinh.gov.vn

2

Trịnh Thị Phương

Phó giám đốc

Hậu Lộc, Thanh Hoá

Thiên Tôn, Hoa Lư

9/9/1978

0915518001

phuongtt.hl@ninhbinh.gov.vn

3

Lã Thị Kim Ngân

Phó giám đốc

Ninh Mỹ, Hoa Lư

Thiên Tôn, Hoa Lư

18/5/1982

0912897828

nganltk.hl@ninhbinh.gov.vn

4

Phạm Thị Hoàng Yến

Phó giám đốc

Ninh Xuân, Hoa Lư

Tân Thành, TP Ninh Bình

6/9/1981

0916603649

yenpth.hl@ninhbinh.gov.vn

 

II. Vị trí, chức năng

1. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoa Lư được thành lập theo Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình; là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, làm việc theo chế độ thủ trưởng; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện Hoa Lư, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình và các cơ quan có thẩm quyền.

Có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về việc thực thi nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, khuyến nông, nuôi trồng thủy sản, tư vấn dịch vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và các nhiệm vụ khác; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Trụ sở: Đặt tại thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư.

III. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật; về chăn nuôi - thú y, thuỷ sản; về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và các chương trình công tác khác đã được phê duyệt.

2. Tổ chức điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh cây trồng, dịch bệnh động vật nuôi, bệnh thuỷ sản trên địa bàn huyện, thông báo kịp thời và đề xuất chủ chương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản trên địa bàn, đồng thời báo cáo cho các đơn vị chuyên ngành của tỉnh theo từng lĩnh vực quản lý. Xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh báo, cơ sở dữ liệu và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cây trồng, dịch bệnh vật nuôi, dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn phụ trách theo quy định.

Phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT đề xuất sử dụng các loại thuốc BVTV, vắc xin, thuốc thú y và phối hợp cấp phát cho các xã, thị trấn. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.

3. Triển khai thực hiện các quy trình kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản áp dụng trên địa bàn huyện đảm bảo vệ sinh thực phẩm; cùng với đơn vị tư vấn để chứng minh địa lý sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

4. Xây dựng và triển khai các mô hình, dự án trong sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các đề tài khoa học - công nghệ, các dự án, mô hình thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn.   5. Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong công tác đầu tư vào nông - lâm - ngư nghiệp. Thực hiện xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông - lâm - thủy sản cho nông dân.

6. Thực hiện công tác dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; cung ứng và tư vấn sử dụng các loại giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các giống vật nuôi, thuốc thú y, vắc xin và các loại vật tư, trang thiết bị thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư và ngành nghề nông thôn phục vụ người sản xuất.

7. Phối hợp kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, cơ sở an toàn dịch bệnh.

8. Phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện kiểm tra và tổ chức tái cơ cấu ngành, tổ chức thực hiện kế hoạch và tổng kết, đánh giá kết quả sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo từng vụ, hằng năm và giai đoạn của huyện.

9. Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu công bố dịch, công bố hết dịch trên cây trồng, dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật. Đề xuất Ủy ban nhân dân huyện các biện pháp phòng, tránh và khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch hại gây ra để khôi phục sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

10. Phối hợp với các phòng chuyên môn thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.

11. Phối hợp với các cơ quan (Quản lý chuyên ngành) để liên kết với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong công tác đầu vào sản xuất. Tổ chức trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc xin cho vật nuôi và các lĩnh vực khác về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản cho người dân.

12. Tham gia với các cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về sử dụng và kinh doanh vật tư, thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi trồng thủy sản, giống vật nuôi, giống thủy sản, thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; về sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật nội địa; tham gia quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và thực hiện kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý về quảng cáo, hội thảo chuyên ngành về giống và vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu.

13. Tham gia theo dõi, giám sát, nhận xét việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận giống mới nông, lâm nghiệp và thủy sản theo quy định.

14. Tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường cho cán bộ Thú y, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật cơ sở, các tổ chức xã hội khác và nông dân để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.

15. Hướng dẫn và tổ chức hoạt động của mạng lưới của Thú y, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật cơ sở.

16. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện quản lý lao động, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND huyện phân công.

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

710990

Trực tuyến : 4

Hôm nay : 688

Hôm qua : 479