Thứ hai, 20/05/2024,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Hoa Lư

Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Thứ hai, 15/04/2024 | Đã xem: 219 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

 

Mỗi dịp Lễ hội, ông Nguyễn Văn Đàm, 80 tuổi, ở thôn Trường Xuân, xã Trường Yên lại cùng con cháu lần giở những trang sách cũ, ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc gắn với vị anh hùng dân tộc Đinh Tiên Hoàng-Vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt, mở nền chính thống quốc gia, mở ra kỷ nguyên độc lập, gắn liền với thiết chế nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc... 

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Quang cảnh Lễ hội Hoa Lư.

 

 

Khúc ca hay được ông Đàm ngâm nga cho con cháu nghe ở trong bài văn tế cửu khúc mà đội tế cửu khúc nam quan xã Trường Yên đang luyện tập có đoạn:

"Kiệu tay lọng lá cờ lau

Anh hùng trong đám chăn trâu thuở nào

Đến khi áo vải cờ đào

Cứu dân dựng nước xiết bao lẫy lừng

Nhớ câu uống nước nhớ nguồn

Tiến hành hiến tế dâng lên cửu trùng

Vui mừng ca khúc nguyên hòa".

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Một số nghi lễ tại Lễ hội Hoa Lư năm 2023.

 

 

Ông Đàm chia sẻ: Đối với chúng tôi, mỗi dịp Lễ hội Hoa Lư thực sự là những ngày có ý nghĩa đặc biệt. Con cháu chúng tôi dù làm nghề gì, ở khắp mọi miền Tổ quốc cũng thường thu xếp công việc để về dự hội, sum họp gia đình. Các nghi lễ truyền thống tại Lễ hội Hoa Lư như: Lễ rước nước, lễ tế phẩm, tế cửu khúc… luôn được các thế hệ người dân tham gia gìn giữ bằng tình cảm và trách nhiệm. Tại gia đình ông Đàm, khi ông đã bước vào độ tuổi "xưa nay hiếm", sức khỏe giảm sút, con trai ông đã bày tỏ mong muốn sẽ tiếp nối công việc mà bố mình đã và đang làm là tham gia đội tế cửu khúc nam quan của xã, góp phần gìn giữ những nét đẹp của nghi thức tế lễ cổ truyền.

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Đội tế Cửu khúc nữ quan thôn Đông Thành, xã Trường Yên luyện tập chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Lư 2024.

 

 

Không được hòa mình vào không khí chuẩn bị lễ hội như những người dân đang sinh sống tại địa phương, với những người con Trường Yên xa quê, mỗi dịp tháng Ba về, những câu ca "Ai là con cháu Rồng tiên. Tháng Ba mở hội Trường Yên thì về" luôn thôi thúc họ dù bận rộn đến đâu cũng dành thời gian về dự hội.

Là người con Trường Yên xa quê đã lâu, ông Phạm Văn Sơn đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh luôn cố gắng sắp xếp việc nhà để trở về vào dịp lễ hội, Tết nguyên đán hay thanh minh. Ông Sơn chia sẻ: Quê hương luôn là nơi để những người con xa quê như ông mong muốn được trở về. Hình bóng quê hương trong ông luôn có cả những hình ảnh đẹp về lễ hội truyền thống, về di sản của vùng đất Cố đô. 

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Giao lưu văn nghệ tại Lễ hội Hoa Lư năm 2023.

 

 

Dù tuổi đã cao, ông Sơn vẫn nhớ và đọc cho chúng tôi nghe những câu thơ mà thầy giáo dạy học trò từ thời học trung học:

"… Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận

Động Hoa Lư uy chốn bốn phương

Phất cờ lên ngựa cầm cương

Đánh tan trăm trận bốn phương quy hàng

Đại Cồ Việt Tiên Hoàng thống nhất

Gấm lên thơ mấy khúc ngân nga

Gấm lên một bức sơn hà

Quê hương lịch sử đây là Trường Yên"

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

 

 

Trong ngôi nhà nhỏ ở thôn Tân Hoa (xã Trường Yên), nhiều năm qua ông Lê Hồng Thiện cần mẫn với công việc yêu thích là tìm hiểu, sưu tầm những bài văn tế cổ. Ông Thiện tâm sự: Sinh ra và lớn lên ở Trường Yên-vùng quê của Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ngay từ nhỏ tôi đã được sống trong không khí của những ngày lễ hội rộn ràng, ý nghĩa. Từ bé, được nghe những bài văn tế, những lời ca, điệu hát ca ngợi công đức Vua Đinh… từ ông bà, cha mẹ nên tôi luôn có ý thức trân trọng, giữ gìn "vốn cổ" của quê hương, dân tộc. Từ năm 1993 khi về địa phương, ông Thiện mới có thêm điều kiện để đi sâu vào việc sưu tầm, tìm hiểu các bài văn tế. 

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Một nghi thức tế tại lễ hội.

 

 

Ông Thiện tự hào khi bản thân là người đã tiếp cận và sao chép được gần như toàn bộ các bài tế lễ cổ truyền của lễ rước nước, tế cửu khúc, lễ mở cửa đền… Ông mày mò tự học chữ Hán để tra cứu từ điển, dịch các nội dung từ các bài văn tế cổ, xin sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các nhà nghiên cứu, sưu tầm… Ông Lê Hồng Thiện cũng là người đã viết thêm lời cho các bài văn tế cửu khúc từ nguyên bản văn tế cổ để phù hợp với điều kiện hiện nay, được chính quyền địa phương ghi nhận.

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

 

 

Thời điểm gần đến ngày khai hội, không khí luyện tập các tiết mục, hoạt động phục vụ cho lễ hội tại xã Trường Yên rất rộn ràng. Mỗi buổi chiều tan học, em Bùi Nguyễn Hà Minh, học sinh lớp 7A, Trường THCS Trường Yên đều ở lại sân trường cùng các bạn luyện tập cho màn thi diễn tích "Cờ lau tập trận". 

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Học sinh Trường THCS Trường Yên luyện tập tích "Cờ lau tập trận".

 

 

Hà Minh tâm sự: Trong chương trình giáo dục địa phương, em và các bạn đã được học, được tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đức Vua Đinh Tiên Hoàng. Trong các buổi ngoại khóa, chúng em cũng được đến Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư để tìm hiểu thêm về lịch sử quê hương, về vị Hoàng đế đã lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt-Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Do đó, khi luyện tập cho màn thi diễn tích, chúng em cố gắng tái hiện những hình ảnh về thời niên thiếu của Vua Đinh Tiên Hoàng cùng các bạn trẻ mục đồng tập đánh trận, lấy những bông lau làm cờ…

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

 

Tại xã Trường Yên, dịp này, người dân địa phương lại tất bật mỗi người một việc, tham gia chuẩn bị các hoạt động phần lễ và phần hội của Lễ hội Hoa Lư. Theo đó, các thôn, xóm, đoàn thể được phân công nhiệm vụ, mỗi đoàn viên, hội viên và người dân trong xã dù ngành nghề, công việc khác nhau nhưng sẵn sàng dành thời gian để tham gia luyện tập, góp phần đem lại thành công cho chương trình kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

Thầy và trò Trường THCS Trường Yên tập luyện tiết mục chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

 

 

Lễ hội Hoa Lư năm 2024 được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh. Hiện nay, Lễ hội Hoa Lư được phục dựng lại gần như đầy đủ các nghi lễ của thời cha ông, mô phỏng, tôn vinh những giá trị văn hóa thời Đinh-Tiền Lê, cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, tạo không khí linh thiêng và đa sắc màu văn hóa.

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

 

 

Các hoạt động phần lễ gồm các nghi lễ truyền thống như: Lễ mở cửa đền, lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ dâng hương, lễ tiến phẩm, lễ rước kiệu, tế cửu khúc, tế lễ cổ truyền… Phần hội là các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại, các hoạt động trưng bày, triển lãm, hội trại tại không gian lễ hội. Trong các hoạt động phần lễ và phần hội, xã Trường Yên đảm nhiệm hầu hết các nghi lễ truyền thống, các trò chơi dân gian… với sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể, người dân các thôn, xóm, học sinh Trường THCS Trường Yên. Người dân địa phương chính là chủ thể của lễ hội, góp phần tạo nên môi trường văn hóa lễ hội truyền thống đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa con người và vùng đất Cố đô.

 

 

Emagazine Lễ hội Hoa Lư trong tâm thức người dân Trường Yên

 

 

 

 

 

Lễ hội Hoa Lư năm nay diễn ra từ ngày 17-19/4 (tức ngày 9-11 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư). Thông qua các hoạt động của lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về kinh tế-xã hội, những nét văn hóa đặc sắc, danh lam thắng cảnh nổi tiếng về đất và người Cố đô Hoa Lư-Ninh Bình.

 

Nguồn: Báo Ninh Bình

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

713734

Trực tuyến : 15

Hôm nay : 151

Hôm qua : 316