Thứ năm, 07/11/2024,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Hoa Lư
Vị trí địa lý

Lịch sử  hình thành và phát triển của huyện Hoa Lư

Huyện Hoa Lư nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình; cách thủ đô Hà Nội hơn 80 Km về phí nam; bao lấy ba mặt Tây, Bắc, Nam thành phố Ninh Bình. Huyện Hoa Lư có chung ranh giới với các huyện, thị khác của tỉnh Ninh Bình và huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Định, cụ thể là: phía Bắc giáp với huyện Gia Viễn, có sông Hoàng Long là ranh giới; phía Nam giáp huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp; phía Tây giáp huyện Nho Quan; phía Đông giáp huyện Ý Yên (Nam Định), có sông Đáy là ranh giới.    

Huyện Hoa Lư là huyện Gia Khánh trước đây, được thành lập vào năm Thành Thái thứ 18 (1906), gồm 4 tổng của huyện Gia Viễn và 4 tổng của huyện Yên Khánh. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, để phù hợp với nhiệm vụ xây dựng đất nước trong hòa bình, tháng 9/1954, các xã Gia Thành, Gia Tường thuộc huyện Gia Viễn; các xã Dưỡng Thiện, Đam Khê, Hải Nham thuộc huyện Yên Mô được sáp nhập vào huyện Gia Khánh. Đến ngày 27-4-1977 Hội đồng Chính phủ (nay là Chính Phủ) ra Quyết định số 125/CP hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành huyện mới lấy tên là Hoa Lư. Quyết định số 151/CP ngày 9/4/1981 của Hội đồng Chính Phủ (nay là Chính Phủ) tách thị trấn Ninh Bình của huyện Hoa Lư để thành lập thị xã Ninh Bình. Ngày 9-1-2004 Chính Phủ ban hành Nghị định số 16/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, chuyển 3.516,80 ha diện tích tự nhiên và 39.934 người, gồm toàn bộ 6 xã thuộc huyện Hoa Lư (Ninh Khánh, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Sơn, Ninh Phong và Ninh Phúc). Ngày 31-10-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Thiên Tôn thuộc huyện Hoa Lư, trên cơ sở diện tích tự nhiên của 3 xã: Ninh Mỹ, Ninh Khang, Ninh Giang và nhân khẩu của 2 xã: Ninh Mỹ, Ninh Khang. năm 2014 đến nay, huyện Hoa Lư có 10 xã (Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Giang, Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Vân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Xuân, Ninh An) và 1 thị trấn (Thiên Tôn), có diện tích tự nhiên 102,9 Km2, dân số 69 ngàn người.

        Điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa, lịch sử, di tích, danh thắng:

Hoa Lư là mảnh đất có bề dày lịch sử truyền thống cách mạng. Nơi đây có Cố đô Hoa Lư – Kinh đô của ba triều đại Đinh, Lê (tiền Lê), Lý, gắn liền với những chiến công hiển hách và những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn… Hoa Lư cũng là hậu cứ của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược.

Nhân dân Hoa Lư có truyền thống đoàn kết, yêu nước, đấu tranh kiên cường, cần cù, năng động, sáng tạo gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhân dân Hoa Lư đã tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách thống trị của phong kiến phương bắc. Đến thế kỷ thứ X hàng nghìn nông dân Hoa Lư đã gia nhập nghĩa quân của Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, non sông thu về một mối, thống nhất đất nước. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra nước Đại Cồ Việt- Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta ngang hàng với nhà Tống ở phương Bắc “Cồ việt quốc đương Tống Khai bảoHoa Lư đô thị Hán Tràng an”. Kinh đô của nước Đại Cồ Việt nằm trên địa bàn xã Trường Yên- Hoa Lư. Từ đó Hoa Lư đi vào lịch sử như một trong những địa danh vẻ vang nhất của đất nước Việt Nam anh hùng.

           Năm 981, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn xuất quân đánh tan quân Tống và quân Chiêm Thành giữ yên bờ cõi nước nhà. Lê Hoàn lên ngôi Vua, hiệu là Lê Đại Hành, lập nên triều đại mới: Triều Lê, và vẫn lấy Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Đến đầu triều Lý, Hoa Lư vẫn là kinh đô của nước ta cho đến năm 1010, Vua Lý Thái Tổ mới dời đô về Thăng Long.

Đến thế kỷ XIII (năm 1285) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược Vua tôi nhà Trần đã sáng suốt chọn Hoa Lư làm hậu cứ kháng chiến. Nhân dân Hoa Lư đã góp phần quan trọng cùng vua, quan, binh lính nhà Trần đánh bại đội quân Nguyên –Mông tập kích vào Trường Yên năm 1285

Đến năm 1789, trong cuộc hành quân từ Phú Xuân ra Bắc, Vua Quang Trung- Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ của ông đã dừng chân nghỉ ngơi, dưỡng sức tại mảnh đất Hoa Lư, để rồi từ đây xuất quân thần tốc về Thăng Long - Hà Nội tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh, giành độc lập cho dân tộc…

Phát huy truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha, nhân dân Hoa Lư hăng hái tham gia các cuộc khởi nghĩa, chiến đấu chống thực dân Pháp ngay từ khi chúng đặt chân xâm lược nước ta. Từ cuối năm 1920, phong trào yêu nước và cách mạng ở Hoa Lư có bước phát triển mới. Hoa lư là nơi có cơ sở Đảng khá sớm so với nhiều địa phương khác của tỉnh. Tháng 10-1927, Chi bộ của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập ở xã Trường Yên. Đến tháng 10 – 1929, Chi bộ này đã chuyển thành Chi bộ Đông Dương Cộng sản đảng. Đây là một trong ba chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Ninh Bình. Đầu năm 1931, các chi bộ đảng ở Trung Trữ (Ninh Giang), Thanh Khê (Ninh Hòa) được thành lập. Các chi bộ đảng ở các địa phương trên là bộ tham mưu lãnh đạo phong trào cách mạng Hoa Lư liên tục phát triển và tiến tới cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám lịch sử.

Tiếp đó, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Hoa Lư cùng cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới nhằm bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân còn non trẻ, bảo vệ nền độc lập và thành quả cách mạng, chống lại sự xâm lược của đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Phát huy truyền thống hào hùng của quê hương cố đô Hoa Lư lịch sử, Đảng bộ, quân dân trong huyện đã lập nên những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc trường chinh giành độc lập dân tộc, đấu tranh thống nhất nước nhà, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đầu năm 1996, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân huyện Gia Khánh – Hoa Lư đã được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Đất nước hòa bình, thống nhất, cả nước tiến Chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ và nhân dân Hoa Lư tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong đấu tranh cách mạng vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Đặc biệt sau 28 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ và quân dân huyện Hoa Lư đã đoàn kết thống nhất, năng động, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm lập nên những thành tích mới trong lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Những thành tích mà Hoa Lư đạt được đã góp phần vào đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Năm 2010, huyện Hoa Lư đã được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Nhất”. Năm 2016, huyện Hoa Lư đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.

Các di tích, danh thắng gồm: Quần thể di sản thế gới Tràng an, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động, Đền Thái Vi...

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

928329

Trực tuyến : 15

Hôm nay : 215

Hôm qua : 442

W88vnz - https://139.99.113.80/ KUBET 131.31 - https://51.79.131.31/