Chủ nhật, 22/12/2024,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Hoa Lư

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 3/2020 Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng có hiệu lực trong tháng 3 năm 2020

Thứ ba, 10/03/2020 | Đã xem: 1320 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

 

Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng có hiệu lực

trong tháng 3 năm 2020

 

1.  Bãi bỏ một số văn bản pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ

Ngày 13/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2020/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ. Theo đó, kể từ  ngày 01/3/2020 các Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, sẽ hết hiệu lực thi hành.

 

2. Quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ

Ngày 21/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/3/2020. Theo đó, quy mô chăn nuôi nông hộ phải dưới 10 đơn vị vật nuôi và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

 

3. Quy định về điều kiện hưởng chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu
       Ngày 24/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số14/2020/NĐ-CP quy định về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, có hiệu lực 15/3/2020. Theo đó, Nhà giáo quy định tại Điều 2 Nghị định 14/2020/NĐ-CP được hưởng chế độ trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;

- Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011.

- Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu.

 

4. Quy định mới về nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Ngày 20/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/3/2020. Theo đó, có hai hình thức nộp tiền vào ngân sách nhà nước, gồm:

- Nộp ngân sách nhà nước theo phương thức nộp trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan thu hoặc ngân hàng.

- Nộp ngân sách nhà nước theo phương thức điện tử.

 

 

5. Một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam 

Ngày 03/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2020. Theo đó, một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam như sau:

- Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.
Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

- Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

 

6. Sửa đổi quy định điều kiện bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ

Ngày 05/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/3/2020.Theo đó, điều kiện bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ như sau:

- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều 31a của Nghị định này, cụ thể:  Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo Mẫu số 14 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
        7. 6 hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Ngày 12/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/3/2020. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức sau:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Việc xử lý kỷ luật phải căn cứ vào thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.

Việc xem xét, tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật cũng được áp dụng trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do hoàn cảnh khách quan hoặc do lỗi của đối tượng vi phạm hành chính.

 

8. Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa

Ngày 30/01/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020. Theo đó nguyên tắc lựa chọn sách giao khoa như sau:

- Lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
       -  Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) đầu sách giáo khoa.

- Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT cũng quy định Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa:

- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.


                                                                              Phòng Tư pháp huyện

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

951168

Trực tuyến : 72

Hôm nay : 359

Hôm qua : 663

W88vnz - https://139.99.113.80/ KUBET 131.31 - https://51.79.131.31/