Thứ năm, 21/11/2024,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Hoa Lư

Đề cương tuyên truyền 70 năm truyền thống ngành thanh tra Đảng

Thứ hai, 24/09/2018 | Đã xem: 1364 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

 ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

70 NĂM TRUYỀN THỐNG NGÀNH KIỂM TRA ĐẢNG

(16/10/1948-16/10/2018)

-----------

 

  I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KIỂM TRA ĐẢNG TRONG TOÀN QUỐC.

  Ngày 16/10/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Quyết nghị số 29-QN/TW về việc thành lập Ban Kiểm tra Trung ương (do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Trung ương Đảng ký). Quyết nghị quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Kiểm tra, đồng thời chỉ rõ: “Đảng ta hiện đương lãnh đạo cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc. Phong trào mỗi ngày một tiến, nên công việc của Đảng mỗi ngày một phức tạp. Mỗi việc của Đảng cần phải thấu suốt từ trên xuống dưới, chính sách của Đảng phải được thi hành đầy đủ. Vì vậy Trung ương quyết định thành lập Ban Kiểm tra đi xuống các khu xem xét chủ trương của Đảng có được thi hành và có sát đúng không, đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để thu thập kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết chính sách của Đảng”. Ban Kiểm tra Trung ương- cơ quan chuyên trách kiểm tra đầu tiên của Đảng được thành lập, gồm 3 đồng chí: Trần Đăng Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Nguyễn Thanh Bình và Hà Xuân Mỹ (Hà Minh Quốc). Trước thời điểm này, một số tỉnh đã thành lập Ban Kiểm soát (tên gọi của Ban Kiểm tra sau này) như Hà Đông, Sơn Tây (quý IV/1947)…

Nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951-1960), Điều lệ Đảng quy định “Ban Chấp hành Trung ương, các xứ uỷ, khu uỷ (hoặc liên khu), thành uỷ, tỉnh uỷ cử ra một số uỷ viên lập thành Ban Kiểm tra của cấp mình”. Tháng 3/1951, Ban Chấp hành Trung ương cử ra Ban Kiểm tra Trung ương gồm các đồng chí: Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Chánh do đồng chí Hồ Tùng Mậu là Trưởng ban. Trung ương có Nghị quyết: “Ban Kiểm tra Trung ương sẽ kiêm Ban Thanh tra của Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra cả trong quân đội”; đồng chí Hồ Tùng Mậu làm Trưởng ban Kiểm tra Đảng kiêm Tổng Thanh tra Chính phủ. Đến ngày 25/4/1956, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 263/SL cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Trưởng ban Kiểm tra Trung ương kiêm chức Tổng Thanh tra Chính phủ. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ X (tháng 3/1957) kiện toàn Ban Kiểm tra Trung ương gồm các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng do đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Trưởng ban. Tháng 4/1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 16-CT/TW quy định: “Về nội dung công tác Ban Kiểm tra của Đảng ở các cấp hiện nay chỉ chuyên trách kiểm tra việc giữ gìn kỷ luật ở các cấp và xét đơn khiếu nại của các đảng viên về các vụ thi hành kỷ luật ở cấp dưới. Còn vấn đề kiểm tra việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ do Ban Thanh tra của chính quyền ở các cấp giúp cấp uỷ và Uỷ ban Hành chính tiến hành”. Từ đó đến nay, Ban Kiểm tra của Đảng và Ban Thanh tra của Chính quyền được tách riêng.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960-1976), Ban Chấp hành Trung ương đã bầu UBKT Trung ương gồm 11 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Uỷ viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban. Sau đó Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị (khoá III) đã chỉ định, bổ sung 6 đồng chí. Ở miền Nam, do điều kiện chiến tranh nên trước năm 1969, hầu hết chưa thành lập cơ quan kiểm tra chuyên trách, công tác kiểm tra do cấp uỷ thực hiện. Ngày 14/8/1969, Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết số 13 về việc thành lập Ban Kiểm tra các cấp, từ đó Ban Kiểm tra Trung ương Cục được thành lập do đồng chí Phan Văn Đáng, Phó Bí thư Trung ương Cục làm Trưởng ban. Ở khu V, Ban Kiểm tra Khu uỷ thành lập tháng 3/1970, do đồng chí Trần Kiên, Uỷ viên Thường vụ Khu uỷ làm Trưởng ban, sau đó ban kiểm tra ở các cấp tỉnh, thành, huyện… lần lượt thành lập.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976-1982), Ban Chấp hành Trung ương đã bầu UBKT Trung ương gồm 17 đồng chí do đồng chí Song Hào, Bí thư Trung ương Đảng làm Trưởng ban.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982-1986), Ban Chấp hành Trung ương bầu UBKT Trung ương gồm 10 đồng chí, do đồng chí Trần Kiên, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986-1991), Ban Chấp hành Trung ương bầu UBKT Trung ương gồm 11 đồng chí, do đồng chí Trần Kiên, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991-1996), Ban Chấp hành Trung ương bầu UBKT Trung ương gồm 9 đồng chí, do đồng chí Đỗ Quang Thắng, Bí thư Trung ương Đảng (sau đó được bầu là Uỷ viên Bộ Chính trị) làm Chủ nhiệm.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996-2001), Ban Chấp hành Trung ương bầu UBKT Trung ương gồm 11 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Uỷ viên Bộ Chính trị làm Chủ nhiệm.

 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001-2005), Ban Chấp hành Trung ương bầu UBKT Trung ương gồm 9 đồng chí, do đồng chí Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị làm Chủ nhiệm. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (tháng 01/2003) bầu đồng chí Nguyễn Văn Chi, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ vào Ban Bí thư và làm Chủ nhiệm UBKT Trung ương.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) nhiệm kỳ 2006-2011, Ban Chấp hành Trung ương bầu UBKT Trung ương gồm 14 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Văn Chi, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2011-2015, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu UBKT Trung ương gồm 21 đồng chí. Đồng chí Ngô Văn Dụ, Uỷ viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ nhiệm UBKT Trung ương.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu UBKT Trung ương gồm 21 đồng chí. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ nhiệm UBKT Trung ương. Hội nghị lần thứ 7, ngày 09/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương bầu đồng chí Trần Cẩm Tú, ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực làm Chủ nhiệm UBKT Trung ương.

Cùng với sự ra đời và kiện toàn Ban Kiểm tra, sau này là UBKT các cấp, đội ngũ cán bộ kiểm tra ngày càng phát triển. Khi mới thành lập chỉ có 03 đồng chí ở cấp Trung ương, đến nay đã có hơn 6.000 cán bộ kiểm tra chuyên trách từ cấp huyện, thị trở lên và hơn 65.000 cán bộ kiểm tra kiêm chức. Về nhiệm vụ quyền hạn của UBKT các cấp do Điều lệ Đảng quy định từ một số nhiệm vụ ban đầu, chủ yếu là phục vụ cấp uỷ, dần dần Điều lệ Đảng giao cho UBKT các cấp nhiều nhiệm vụ cụ thể, tăng thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên cho UBKT từ cấp quận, huyện tương đương trở lên, từ Đại hội X đã bổ sung nhiệm vụ giám sát cho cấp uỷ và UBKT các cấp.

70 năm qua, Ngành Kiểm tra Đảng luôn luôn xác định: Công tác kiểm tra, giám sát phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, thường xuyên lấy đó là mục tiêu để xây dựng phương hướng, chương trình hành động của mình. Mặc dù có nhiều khó khăn về lực lượng, năng lực, đội ngũ cũng như điều kiện hoạt động nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của các cấp uỷ đảng, Ngành Kiểm tra Đảng đã từng bước trưởng thành. Trong mọi thời kỳ cách mạng, kể cả những thời điểm thử thách gay go, quyết liệt nhất, đội ngũ các thế hệ cán bộ kiểm tra của Đảng luôn tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, liên tục bền bỉ phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ được giao. Như phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với UBKT Trung ương và cán bộ chủ chốt của Cơ quan UBKT Trung ương ngày 16/9/2011: “Mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra phải có dũng khí đấu tranh, thật sự công tâm, khách quan, chính trực và hơn ai hết, phải liêm, phải sạch; Không liêm, không sạch thì không nói được người khác, không kỷ luật được người khác. Nhiều người thường vẫn ví các cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng phải là những “Bao Công” của thời nay, phải là những người cộng sản chân chính, vừa có dũng khí đấu tranh, vừa có lòng nhân ái, và nhiều khi phải chịu đựng hy sinh về quyền lợi cá nhân nữa. Tôi thông cảm, chia sẻ khó khăn với các đồng chí, tin tưởng ở bản lĩnh và tấm lòng của các đồng chí đối với Đảng”.

Cùng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định, UBKT các cấp đã thường xuyên thực hiện có kết quả các nhiệm vụ do cấp uỷ giao, trong đó đã tham gia tích cực phục vụ cấp uỷ thực hiện nhiều cuộc vận động lớn như kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng làm trong sạch Đảng… Ngoài ra còn giúp cấp uỷ tiến hành kiểm tra về sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm qua xây dựng và chỉnh đốn Đảng, kiểm tra việc kết nạp đảng viên và phát thẻ đảng viên, kiểm tra việc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tích cực giải quyết, củng cố những đảng bộ mất đoàn kết, xử lý các điểm nóng ở cơ sở và giúp cấp uỷ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo Điều 30, Điều lệ Đảng. Có thể nói, những công việc mà UBKT các cấp đã thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như phục vụ cấp uỷ đã luôn thể hiện tư tưởng chỉ đạo trong hoạt động công tác kiểm tra là “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả” với phương châm xử lý “công minh, chính xác, kịp thời”. Vừa có tác dụng góp phần tích cực vào việc giữ gìn kỷ luật của Đảng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, vừa nâng cao nhận thức trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên về công tác kiểm tra của Đảng nói riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung.

Ngày nay, đất nước ta chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phấn đấu đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển và vươn lên trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chúng ta nhất định làm hết sức mình cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện bằng được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đại hội đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp: “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với nhận thức và yêu cầu mới: công tác kiểm tra, giám sát phải góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha… Bổ sung chức năng giám sát, tăng thẩm quyền và trách nhiệm xem xét kỷ luật của cấp uỷ và UBKT các cấp”.

Ngày 30/7/2007, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”. Đây là Nghị quyết mang dấu ấn quan trọng đã thể hiện quan điểm của Đảng “Kiểm tra, giám sát là nội dung quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng. Trước hết là nhiệm vụ của cấp uỷ và người đứng đầu cấp uỷ, do cấp uỷ trực tiếp tiến hành. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của Đảng cầm quyền”.

“Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng  và chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân”.

Từ ngày thành lập Đảng đến nay, lần đầu tiên Đảng ta đã ban hành một nghị quyết chuyên đề về công tác kiểm tra, giám sát. Điều đó khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và xác định để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X thì phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng nêu rõ về công tác kiểm tra, giám sát: ”Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng. Tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên… Chú trọng kiểm tra, giám sát người đúng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phát hiện, xử lý kịp thời nghiêm minh các sai phạm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Sau Đại hội, Ban Chấp hành Trương ương đã ra Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, nhiệm vụ của Ngành Kiểm tra Đảng ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng.

70 năm qua, kể từ ngày thành lập, Ban Kiểm tra (nay là UBKT) các cấp đã không ngừng phát triển, hoàn thiện cả về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy theo yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng qua các giai đoạn cách mạng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Trung ương, của các cấp uỷ Đảng; UBKT và đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ do cấp uỷ giao. UBKT các cấp đã góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng, được các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân tin cậy, xứng đáng với truyền thống “Tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tuỵ với nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, đoàn kết, kỷ luật”, được nhận Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất do Đảng và Nhà nước tặng thưởng cho Ngành Kiểm tra của Đảng.

  II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KIỂM TRA ĐẢNG TỈNH NINH BÌNH.

   1. Công tác kiểm tra của Đảng bộ trước khi thành lập cơ quan chuyên trách về công tác kiểm tra.

  Sau khi Tỉnh uỷ Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập (tháng 10/1929), bên cạnh việc lãnh đạo phong trào cách mạng, giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng và tập hợp nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp và địa chủ, phong kiến, Tỉnh uỷ Đông Dương Cộng sản đảng đã chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động về công tác kiểm tra như:

  - Tỉnh uỷ phát hiện khuyết điểm trong hoạt động cách mạng, nhiều nơi để lộ bí mật, cán bộ bị địch bắt… Chính vì vậy, Tỉnh uỷ đề ra chủ trương phải tăng cường kiểm tra, rà soát mọi hoạt động trong công tác Đảng, đề ra các nguyên tắc trong hoạt động bí mật, chú trọng kiểm tra các nguyên tắc trong cán bộ, đảng viên và cả trong quần chúng…

  - Chỉ đạo các tổ chức đảng phải thận trọng khi kết nạp đảng viên mới, phải kiểm tra, rà soát nội bộ Đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng. Năm 1945, Tỉnh ủy khai trừ 01 đảng viên vì có hành động vô nguyên tắc, chấp hành kỷ luật đảng không nghiêm. Đây được coi là một trong những vụ kỷ luật đầu tiên của Đảng bộ tỉnh.

  - Trong năm 1946 -1947, Tỉnh uỷ xử lý 14 trường hợp với các hình thức: 09 khai trừ, 04 cảnh cáo, 01 kéo dài thời gian dự bị.

2. Thành lập các tổ chức tiền thân của UBKT Tỉnh uỷ và hoạt động về công tác kiểm tra (8/1947-10/1956).

  2.1- Về tổ chức bộ máy.

  - Tháng 8/1947, Tỉnh uỷ thành lập Ban Kiểm soát Tỉnh uỷ trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 31/8/1947 của Thường vụ Trung ương Đảng. Ban Kiểm soát Tỉnh uỷ có 04 đồng chí. Ở các phủ, huyện thành lập Ban Tổ kiểm (Tổ chức và Kiểm soát) với tổng biên chế 22 người.

  - Cuối năm 1947, Tỉnh uỷ thành lập Ban Tổ Kiểm trên cơ sở sáp nhập Ban Kiểm soát và Ban Tổ chức. Ban Tổ Kiểm có 04 đồng chí, trong đó 03 Tỉnh ủy viên và 01 cán bộ. Đồng chí Trịnh Khắc Dần, Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng ban. Ở các phủ, huyện, Ban Tổ Kiểm do đồng chí Bí thư làm Trưởng ban. Tháng 02/1948, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, đồng chí Trần Quang Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ, kiêm Trưởng ban Tổ Kiểm.

  - Quý II/1948, Ban Kiểm soát được thành lập trên cơ sở tách Ban Tổ Kiểm. Ban Kiểm soát Tỉnh uỷ có 03 đồng chí và 01 thư ký, trong đó 02 tỉnh uỷ viên. Ban Kiểm soát phân công mỗi đồng chí kiểm soát 2 phủ, huyện và nghiên cứu vấn đề công giáo. Ban Tổ Kiểm ở huyện từ 03 đến 05 người và 01 thư ký, trong đó 1 hoặc 2 phủ, huyện uỷ viên.

  - Quý II/1949, Ban Kiểm soát trở thành Tiểu ban Kiểm tra thuộc Ban Đảng vụ Tỉnh uỷ và từ quý III/1949, công tác kiểm tra có thời gian do Tỉnh uỷ thực hiện, có thời gian được ghép với công tác tổ chức và gọi là Ban Tổ Kiểm.

  2.2. Một số hoạt động về công tác kiểm tra.

  Sau khi thành lập, Ban Kiểm soát Tỉnh uỷ và Ban Tổ Kiểm các phủ, huyện thực hiện một số nhiệm vụ: nghiên cứu kế hoạch, phương pháp thi hành nghị quyết của tỉnh, xét lại những án đã thi hành, vẽ biểu đồ và bản đồ phong trào, kê khai lý lịch đảng viên, thi hành chỉ thị, nghị quyết của Ban Tổ Kiểm cấp trên, quy định quyền hạn và nhiệm vụ của cấp mình.

  Công tác kiểm tra đã bám sát quy định của Điều lệ Đảng: Năm 1948, Tỉnh uỷ mở đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bình (trong số 162 chi bộ có 48 chi bộ loại A, 67 chi bộ loại B và 47 chi bộ loại C; trong số 6.229 đảng viên có 20% loại khá, 30% loại trung bình và 50% loại kém). Năm 1947 và năm 1948 kỷ luật 29 đảng viên và giải tán 01 chi bộ. Năm 1949 phê bình 600 trường hợp, cảnh cáo 229, kéo dài thời gian dự bị 75, hạ tầng công tác 59, khai trừ có thời hạn 63, khai trừ không thời hạn 42. Năm 1950, Tỉnh uỷ giao Ban Đảng vụ phối hợp với Chi bộ Công an tỉnh tiến hành kiểm tra nội bộ. Năm 1952, các cấp xử lý kỷ luật 629 trường hợp. Năm 1953, Tỉnh uỷ mở 3 lớp chỉnh đảng và 2 lớp chỉnh huấn.

  3. Thành lập UBKT Tỉnh uỷ và quá trình phát triển của UBKT các cấp (tháng 10/1956 đến nay).

  3.1- Sự kiện thành lập Ban Kiểm tra Tỉnh uỷ.

  Ngày 06/3/1956, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết 04-NQ/TW về tăng cường công tác kiểm tra và thành lập Ban Kiểm tra các cấp. Nghị quyết viết: “Trung ương thấy cần thiết phải hết sức chú trọng tăng cường công tác kiểm tra của Đảng và chính quyền, phải tuần tự thành lập các Ban Kiểm tra từ Trung ương đến các khu, tỉnh, thành”. Trong thời gian này, ở Ninh Bình, Ban Kiểm tra và Ban Tổ chức vẫn là một cơ quan và gọi là Ban Tổ Kiểm. Tháng 10/1956, Ban Kiểm tra Tỉnh uỷ được thành lập, đồng chí Dương Đình Khang, Tỉnh uỷ viên làm Trưởng ban, đồng chí Hoàng Văn Giang làm Phó ban.

  Tháng 11/1956, đồng chí Đoàn Văn Chương, Tỉnh uỷ viên được Tỉnh uỷ cử làm Trưởng ban Kiểm tra. Sau Hội nghị Thanh tra toàn quốc, vào tháng 4/1957 Tỉnh uỷ cử Ban Kiểm tra Tỉnh uỷ gồm 3 tỉnh ủy viên, đồng chí Đinh Quang Trung làm Trưởng ban Kiểm tra kiêm Trưởng ban Thanh tra chính quyền.

  Tháng 4/1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 16-CT/TW về nội dung công tác và tổ chức bộ máy Ban Kiểm tra các cấp. Thực hiện Chỉ thị số 16 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 04/8/1957, Tỉnh uỷ họp và bầu Ban Kiểm tra Tỉnh uỷ gồm đồng chí Vũ Công Hoan, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, đồng chí Phạm Văn Bổng, Tỉnh ủy viên và đồng chí Đinh Quang Trung, Tỉnh ủy viên. Đồng chí Đinh Quang Trung được bầu làm Trưởng ban.

  Năm 1958, đồng chí Ngô Văn Hải được Liên khu uỷ III điều động về Ninh Bình và được Tỉnh uỷ cử làm Trưởng ban Kiểm tra Tỉnh uỷ.

  3.2. Tổ chức bộ máy và hoạt động của UBKT các cấp.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ VII (01/1959-2/1961).

  Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngày 04/2/1959 bầu Ban Kiểm tra Tỉnh uỷ gồm 3 đồng chí, trong đó đồng chí Dương Đình Khang, Tỉnh ủy viên là Trưởng ban. Sau đó, đồng chí Vũ Anh Tuấn được Tỉnh uỷ cử làm quyền Trưởng Ban Kiểm tra. Đầu năm 1960, Tỉnh uỷ cử đồng chí Phạm Văn Muôn, Bí thư Huyện uỷ Nho Quan làm Trưởng Ban Kiểm tra. Một số huyện đã phân công huyện uỷ viên phụ trách công tác kiểm tra.

  Công tác kiểm tra trong nhiệm kỳ tập trung thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ Đảng. Ban Kiểm tra Tỉnh uỷ tiến hành kiểm tra 06 chi bộ kiểm tra về dân chủ, kỷ luật; kiểm tra tài chính đảng 06 tổ chức đảng; giải quyết 96 đơn khiếu nại kỷ luật; xử lý kỷ luật 75 đảng viên.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ VIII (2/1961-8/1963).

  Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngày 10/5/1961 bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Phan Thị Quế, Tỉnh ủy viên làm Trưởng ban. Đối với các huyện, thị uỷ, ngày 06/3/1962, Tỉnh uỷ ra Quyết nghị số 182 chuẩn y danh sách uỷ viên UBKT các huyện, thị uỷ.

  Trong 2 năm 1961, 1962, UBKT các cấp tiến hành 39 cuộc kiểm tra dân chủ và kỷ luật; giải quyết 323 đơn khiếu nại, 39 đơn tố cáo; xử lý kỷ luật 437 đảng viên, trong đó có 106 chi uỷ viên với các hình thức: khai trừ và lưu đảng 194, cách chức 35, cảnh cáo và khiển trách 208, cảnh cáo 2 đảng uỷ, 2 chi uỷ, 3 chi bộ và khiển trách 7 đảng bộ.

  Việc thi hành kỷ luật được Tỉnh uỷ giao UBKT thực hiện từ tháng 7/1961. Năm 1961, UBKT Tỉnh uỷ bắt đầu kiểm tra dân chủ kỷ luật (theo Điều lệ Đảng khoá III); năm 1962 có 2 huyện và năm 1963 có 7/7 huyện thực hiện nhiệm vụ này. Tháng 4/1962, UBKT Tỉnh uỷ tổ chức học tập Chỉ thị 37 của Ban Bí thư nhằm nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ IX (8/1963-5/1969).

  Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Phan Thị Quế, Tỉnh ủy viên, được bầu lại làm Trưởng ban Kiểm tra. Tháng 01/1966, Tỉnh uỷ bầu đồng chí Chu Văn Quỳnh, Trưởng ban giao thông tỉnh làm Trưởng Ban Kiểm tra. Cuối năm 1966, UBKT Tỉnh uỷ thành lập 3 phòng: Phòng Kiểm tra tài chính đảng, phòng kiểm tra dân chủ kỷ luật, phòng Tổng hợp hành chính.

  Trong nhiệm kỳ, UBKT các cấp tiến hành 527 cuộc kiểm tra dân chủ kỷ luật, trong đó UBKT Tỉnh uỷ thực hiện 45 cuộc; giải quyết 839 đơn tố cáo đảng viên, 66 đơn tố cáo tổ chức đảng và 486 đơn khiếu nại kỷ luật đảng. Các cấp xử lý kỷ luật 1.407 đảng viên với hình thức: khiển trách 190, cảnh cáo 373, cách chức 120, lưu đảng 347, khai trừ 377 và xử lý kỷ luật 61 tổ chức đảng.

  Ngày 26/8/1964, Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 25 về tăng cường công tác kiểm tra với 9 giải pháp, đồng thời Tỉnh uỷ mở đợt học tập Nghị quyết số 25 và huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị kiểm tra toàn quốc đến cán bộ, đảng viên. Năm 1964, lần đầu tiên có 11 đảng uỷ xã tiến hành kiểm tra dân chủ và kỷ luật. UBKT các cấp giúp các cấp uỷ tiến hành cuộc vận động cải tiến quản lý HTX nông nghiệp và cuộc vận động 3 xây, 3 chống.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ X (5/1969- 4/1975)

  Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngày 29/6/1969 bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Thường, Tỉnh ủy viên, làm Trưởng ban.      Trong 5 năm, UBKT các cấp giải quyết 901 đơn tố cáo và 675 đơn khiếu nại kỷ luật; thi hành kỷ luật 55 tổ chức đảng và 5.202 đảng viên. Các cuộc kiểm tra dân chủ kỷ luật đã chú ý tới kiểm tra đảng viên thuộc diện cấp uỷ các cấp quản lý có sai phạm trong chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm phẩm chất đạo đức: năm 1970 thực hiện 13 cuộc ở 23 đảng bộ, 04 chi bộ và 08 đảng viên. Năm 1971, thực hiện 16 cuộc ở 105 tổ chức đảng, năm 1972 kiểm tra 30 tổ chức đảng và 10 đảng viên…

  Năm 1970, Đoàn kiểm tra của UBKT Trung ương tiến hành kiểm tra việc phát triển đảng viên và công tác cán bộ ở 10 xã của 6 huyện. UBKT các cấp giúp cấp uỷ thực hiện Nghị quyết 195 của Bộ Chính trị về cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên, kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh; Nghị quyết 192 của Ban Bí thư về việc đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng; Nghị quyết 288 của Bộ Chính trị về đấu tranh chống lấy cắp tài sản XHCN, chống làm ăn phi pháp; nghị quyết của Bộ Chính trị về chống buông lỏng quản lý kinh tế ở các cơ quan nhà nước, các công nông trường xí nghiệp, các HTX mua bán và HTX tín dụng; Nghị quyết 15 của Tỉnh uỷ về tiến hành công tác bảo vệ.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XI (4/1975-1/1976)

  Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngày 08/4/1974, bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Thường, Tỉnh ủy viên, được bầu lại làm Trưởng ban Kiểm tra.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh lần thứ I (1976-1979)

  Ngày 16/01/1976, Ban Chấp hành Đảng bộ (lâm thời) tỉnh Hà Nam Ninh bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Trịnh Văn Thuật, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ  làm Trưởng ban.

  Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá I) bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Mai Văn Tiệm, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Trưởng ban.   * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh lần thứ II (1980-1983)

Ngày 27/12/1979, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Mai Văn Tiệm, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Trưởng ban.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh lần thứ III (1983-1986)

  Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Khắc Đình, Tỉnh uỷ viên làm Trưởng ban.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh lần thứ IV (1986-1992).

  Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam Ninh bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Hà Trí Thức, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm. Tháng 8/1990, đồng chí Trần Văn Truyền được bầu làm Chủ nhiệm.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XII (1992-1996).

  Ngày 10/4/1992, Ban Chấp hành Đảng bộ (lâm thời) tỉnh Ninh Bình bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 3 đồng chí. Đồng chí Phạm Như Xuyên, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm. Ngày 20/8/1992, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Phạm Như Xuyên, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm. Tháng 01/1995, đồng chí Bùi Văn Phượng, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu làm Chủ nhiệm. Tháng 6/1994, Cơ quan UBKT Tỉnh uỷ được phân công thành 3 phòng: Phòng hành chính tổng hợp, Phòng Kiểm tra chung, Phòng giải quyết đơn tố cáo khiếu nại và xử lý kỷ luật.

  Một số hoạt động nổi bật: Năm 1994, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra ở cơ sở, UBKT Tỉnh uỷ tiến hành 39 cuộc kiểm tra hoạt động của UBKT đảng uỷ cơ sở. UBKT các cấp phối hợp với các ngành kiểm tra theo Chỉ thị 15, Quyết định 114 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn tham nhũng, buôn lậu.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII (1996-2000).

  Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngày 26/4/1996 bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Bùi Văn Phượng, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu lại làm Chủ nhiệm. Tháng 7/1996, UBKT Tỉnh uỷ phân công lại tổ chức bộ máy, thành lập 3 phòng: Phòng địa bàn huyện, thị, Phòng địa bàn khối Cơ quan tỉnh và Văn phòng. Thực hiện Chỉ thị số 29 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo UBKT Tỉnh uỷ thành lập Phòng tham mưu để theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của các ban đảng và các cấp uỷ. Tháng 9/2000, UBKT Tỉnh uỷ được Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.

  Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm được Điều lệ Đảng quy định là kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, UBKT các cấp kiểm tra 1.383 đảng viên, trong đó UBKT Tỉnh ủy kiểm tra 52 đảng viên; kiểm tra 293 tổ chức đảng cấp dưới, trong đó có 03 ban cán sự đảng, 01 Ban Thường vụ Huyện uỷ, 16 Ban Thường vụ Đảng uỷ, 24 đảng uỷ và 249 chi bộ. Kết quả kiểm tra có 965 đảng viên và 133 tổ chức đảng có vi phạm. UBKT các cấp giải quyết 395 đơn tố cáo đảng viên, 55 đơn khiếu nại và thi hành kỷ luật 1.149 đảng viên và 22 tổ chức đảng.

  Một số hoạt động nổi bật: Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, tháng 9/1996, UBKT Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm UBKT các huyện, thị uỷ và đảng uỷ trực thuộc để thảo luận chuyên đề dấu hiệu vi phạm và chọn một số huyện thực hiện trước để rút kinh nghiệm. Cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đầu tiên của UBKT Tỉnh uỷ là cuộc kiểm tra đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ và đồng chí Giám đốc Công ty Công trình giao thông tỉnh. UBKT Tỉnh uỷ tiến hành kiểm tra theo Kế hoạch số 01 của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an tỉnh về công tác đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu.      

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình  lần thứ XIV (2001-2005)

Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, ngày 03/01/2001 bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 7 uỷ viên. Đồng chí Tạ Nhật Thới, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu làm Chủ nhiệm; các đồng chí: Nguyễn Thị Hồng Minh, Đỗ Minh Tân, Lê Khắc Khoa làm Phó Chủ nhiệm. Các đồng chí: Bùi Văn Thắng, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức; Phạm Khắc Sủng, Tỉnh uỷ viên, Chánh Thanh tra tỉnh; Phạm Văn Công là uỷ viên. Năm 2005, Tỉnh uỷ bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Ngọc Lời làm uỷ viên chuyên trách.

  Trong nhiệm kỳ, UBKT các cấp kiểm tra 1.707 đảng viên (trong đó có 926 cấp uỷ viên các cấp) và 591 tổ chức đảng khi có dấu hiêu vi phạm. Có  435/1.420 đảng viên vi phạm phải xử lý kỷ luật và 15/503 tổ chức đảng vi phạm phải xử lý kỷ luật. UBKT các cấp kiểm tra 1.950 tổ chức đảng cấp dưới về lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; 393 tổ chức đảng về thi hành kỷ luật trong Đảng; 426 tổ chức đảng về thu nộp đảng phí; giải quyết tố cáo 329 đảng viên và 04 tổ chức đảng; giải quyết khiếu nại kỷ luật 46 trường hợp.

  Một số hoạt động nổi bật: Từ năm 2001, việc giao ban của cấp tỉnh với UBKT cấp huyện và việc giao ban của UBKT cấp huyện với cấp cơ sở đã trở thành nền nếp. UBKT Tỉnh uỷ giải quyết khiếu nại kỷ luật 01 trường hợp ở Đảng bộ huyện Yên Khánh với kết quả xoá bỏ hình thức khai trừ; giải quyết dứt điểm một số trường hợp khiếu nại kéo dài của đảng viên ở Đảng bộ xã Gia Trấn (Gia Viễn), Ninh An (Hoa Lư), Công ty Du lịch Ninh Bình. Ngày 27/12/2002, Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 10-CT/TU về tăng cường công tác lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Năm 2003, kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng, UBKT Tỉnh uỷ tổ chức hội thi kiến thức công tác kiểm tra cho Chủ nhiệm UBKT Đảng uỷ cơ sở. Năm 2004, UBKT Tỉnh uỷ nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của UBKT đảng uỷ cơ sở” và được HĐND tỉnh quyết định mỗi UBKT đảng uỷ cơ sở xã, phường, thị trấn có 01 chức danh phó chủ nhiệm chuyên trách được hưởng phụ cấp hàng tháng với hệ số 0.5 mức lương tối thiểu.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình  lần thứ XIX (2005-2010)

  Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 9 uỷ viên. Đồng chí Đinh Quốc Trị, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu làm Chủ nhiệm; các đồng chí: Đỗ Minh Tân, Tỉnh uỷ viên, Lê Khắc Khoa, Phạm Văn Công làm Phó Chủ nhiệm. Các đồng chí: Đinh Chung Phụng, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức; Nguyễn Tất Tiến, Tỉnh uỷ viên, Chánh Thanh tra tỉnh là uỷ viên kiêm chức. Các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lời, Trần Thị Hợi, Lâm Ngọc Chính là uỷ viên chuyên trách. Tháng 9/2007, Tỉnh uỷ bầu đồng chí Đinh Ngọc Lâm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm. Năm 2006, đồng chí Nguyễn Kim Bảng, uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức được Tỉnh uỷ bầu bổ sung là uỷ viên UBKT Tỉnh uỷ.

  Một số hoạt động nổi bật: Năm 2008, UBKT Tỉnh uỷ tiến hành giám sát Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Mô về lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất vụ đông, đây là cuộc giám sát thường xuyên đầu tiên của UBKT Tỉnh uỷ. UBKT Tỉnh uỷ hoàn thành cuốn Lịch sử Ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Ninh Bình (1947-2005) và phát hành dịp kỷ niệm 60 năm  ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng. Tháng 12/2007, UBKT Tỉnh uỷ thành lập Phòng Giám sát và phân công đồng chí Lâm Ngọc Chính, ủy viên UBKT Tỉnh uỷ làm Trưởng phòng.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX (2010-2015)

  Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 11 uỷ viên. Đồng chí Ngô Thanh Bình, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu làm Chủ nhiệm; các đồng chí: Đỗ Minh Tân, Tỉnh ủy viên, Nguyễn Ngọc Lời, Vũ Gia Long làm Phó chủ nhiệm. Các đồng chí: Trương Đức Lộc, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Tất Tiến, Tỉnh uỷ viên, Chánh Thanh tra tỉnh làm ủy viên kiêm chức. Các đồng chí: Lâm Ngọc Chính, Trần Thị Hợi, Vũ Văn Ngọc, Hoàng Văn Sô, Hoàng Văn Sơn là uỷ viên chuyên trách.

Trong nhiệm kỳ, cấp ủy các cấp tiến hành kiểm tra 1.637 tổ chức đảng và 1.115 đảng viên, giám sát chuyên đề 1.521 tổ chức đảng và 1.311 đảng viên có 193 tổ chức đảng và 138 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật là 14 đảng viên. UBKT các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 1.799 tổ chức đảng, 2.867 đảng viên; giám sát chuyên đề 1.695 tổ chức đảng, 1.569 đảng viên; giải quyết tố cáo 06 tổ chức đảng, 128 đảng viên; thi hành kỷ luật 653 đảng viên bằng các hình thức: khiển trách 375, cảnh cáo 172, cách chức 17, khai trừ 89 và  16 tổ chức đảng bằng các hình thức kỷ luật: khiển trách 13, cảnh cáo 03.

* Một số hoạt động nổi bật: Chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát được nâng lên, kết luận rõ ưu điểm, khuyết điểm, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm. Việc xử lý kỷ luật đảm bảo công minh, chính xác, kịp thời, đã hạn chế khiếu nại kỷ luật đảng so với các nhiệm kỳ trước; nội bộ các tổ chức sau kiểm điểm, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm sớm đi vào ổn định và phát triển đi lên.

  * Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI (2016-2020)

  Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV bầu UBKT Tỉnh uỷ gồm 10 uỷ viên. Đồng chí Tô Văn Từ, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu làm Chủ nhiệm; các đồng chí: Vũ Quốc Thanh, Tỉnh ủy viên, Nguyễn Ngọc Lời, Vũ Gia Long làm Phó chủ nhiệm. Các đồng chí: Trương Đức Lộc, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nguyễn Tất Tiến, Tỉnh uỷ viên, Chánh Thanh tra tỉnh, là ủy viên kiêm chức. Các đồng chí: Lâm Ngọc Chính, Hoàng Văn Sô, Hoàng Văn Sơn, Phạm Văn Lương, Trần Văn Kiên là uỷ viên chuyên trách.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cấp ủy và UBKT các cấp trong Đảng bộ tỉnh đã kiểm tra 1.685 tổ chức đảng, 1.998 đảng viên (trong đó UBKT các cấp kiểm tra đối với 740 tổ chức đảng và 1.272 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm); giám sát chuyên đề 1.222 tổ chức đảng và 1.334 đảng viên. Qua kiểm tra đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp ngân sách Nhà nước gần 3 tỷ đồng và giảm trừ quyết toán thanh, quyết toán XDCB không đúng thực tế gần 1 tỷ đồng; đã thi hành kỷ luật 657 đảng viên bằng các hình thức: Khiển trách 507, cảnh cáo 85, cách chức 09, khai trừ 56; thi hành kỷ luật đối với 19 tổ chức đảng bằng các hình thức: Khiển trách 16, cảnh cáo 03.

          * Một số hoạt động nổi bật: Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, UBKT các cấp đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2015 – 2020. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 636-QĐ/TU, ngày 07/7/2017 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy quản lý. Chú trọng và tăng cường kiểm tra đối với các tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng. Đặc biệt Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Hướng dẫn số 04-HD/TU, ngày 27/4/2018 để hướng dẫn nhận diện nội dung cơ bản của các biểu hiện suy thoái theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 nhằm tạo cơ sở thuận lợi trong việc kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên, có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chyển hóa” trong nội bộ. UBKT Tỉnh ủy đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ; năm 2016, và năm 2017 đã biên soạn và mẫu hóa tài liệu, tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát cho toàn thể các đồng chí cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến đến cơ sở. Tháng 4 năm 2018 tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và quán triệt những điểm mới trong Quy định số 102 - QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị (thay thế Quy định số 181 - QĐ/TW, ngày 30/3/2013  của Bộ Chính trị ) về xử lý đảng viên vi phạm và những điểm mới của Quy định số 86 - QĐ/TW, ngày 01/06/2017 của Bộ Chính trị (thay thế Quy định số 68 - QĐ/TW, ngày 21/3/2012  của Bộ Chính trị ) về giám sát trong Đảng cho các đồng chí cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến cấp huyện.

III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KIỂM TRA ĐẢNG HUYỆN HOA LƯ (THÁNG 3/1962 ĐẾN NAY).

Thực hiện Chỉ thị số 108, ngày 15/11/1959 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình về việc các huyện, thị cử cấp uỷ viên phụ trách công tác kiểm tra của Đảng và thi hành Điều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng thông qua, 1960-1975) quy định: " Ban Chấp hành Trung ương, các Ban Chấp hành khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc, huyện, quận, thị, thành phố và khu phố (thuộc thành phố trực thuộc cử ra UBKT của cấp mình gồm một số Uỷ viên trong Ban Chấp hành…" Ngày 31/10/1961, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện họp, bầu Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ gồm 3 đồng chí: đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Thường vụ Huyện uỷ làm Trưởng ban. Ngày 6/3/1962, Tỉnh uỷ Ninh Bình ra Quyết nghị số 182, chuẩn y danh sách UBKT Huyện uỷ. Như vậy, ngày 06/3/1962, UBKT Huyện ủy Gia Khánh chính thức được thành lập với tổ chức, bộ máy, cán bộ và nhiệm vụ riêng. Trưởng ban kiểm tra đầu tiên của Huyện uỷ Gia Khánh là đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy.

Phương hướng kiểm tra của UBKT Huyện uỷ thời kỳ này là kiểm tra dân chủ kỷ luật, các cuộc kiểm tra phải tập trung vào những vi phạm như: Không triệt để chấp hành chủ trương, đường lối xây dựng và cải tạo kinh tế theo CNXH, làm hại đến cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà (như mất cảnh giác, mất tài liệu, tiết lộ bí mật quốc gia) làm hại đến xây dựng CNXH như (tham ô, lãng phí, vi phạm kỷ luật lao động) chia rẽ bè phái trong nội bộ Đảng, mất đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Gia Khánh lần thứ VII (tháng 7/1963-tháng 8/1964).

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khoá VII), họp ngày 3/7/1963 bầu UBKT Huyện ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Huyện ủy viên được bầu làm Trưởng ban Kiểm tra.

Trong nhiệm kỳ này, UBKT đã tăng cường công tác kiểm tra dân chủ kỷ luật, đã kiểm tra chi bộ Yên Trạch thuộc đảng bộ xã Trường Yên và chi bộ Đại Áng thuộc Đảng bộ xã Ninh Hoà. Qua kiểm tra, đã quyết định kỷ luật chi bộ Yên Trạch với hình thức cảnh cáo và quyết định kỷ luật chi bộ Đại Áng với hình thức khiển trách. Đối với đảng viên, đã kỷ luật 36 đồng chí với hình thức khai trừ 13, lưu đảng 6, cách chức 4, cảnh cáo 13. Đã giải quyết 21 đơn thư, trong đó có 9 đơn tố về thiếu dân chủ, mất đoàn kết, quan liêu, độc đoán; 12 đơn về khiếu nại.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Gia Khánh lần thứ VIII (tháng 9/1964-tháng 4/1967).

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khoá VIII), họp ngày 07/9/1964, đã bầu UBKT Huyện uỷ gồm 3 đồng chí, đồng chí Phạm Văn Nội, Huyện uỷ viên được bầu làm Trưởng Ban Kiểm tra Huyện uỷ.

Hoạt động của UBKT Huyện uỷ thời kỳ này đã bám sát vào công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, lấy cuộc vận động xây dựng chi bộ 4 tốt, đảng viên 4 tốt và cuộc chỉnh huấn đảng viên làm trung tâm, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của huyện.

Năm 1965, UBKT Huyện uỷ đã "tập trung vào xem xét về lập trường, quan điểm của cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành các Nghị quyết, Chỉ thị; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nhất trí trong các cấp uỷ, các tổ chức Đảng; việc xử lý đảng viên và kết nạp đảng viên mới ở cơ sở, góp phần phát hiện những cán bộ, đảng viên có sai lầm về lịch sử".

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Gia Khánh lần thứ IX (tháng 4/1967-tháng 01/1971).

Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện (khoá IX) họp ngày 20/4/1967, đã bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí, do đồng chí Đỗ Văn Bợi, Huyện uỷ viên làm Trưởng ban.

Trong thời gian này, Huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết "Đẩy mạnh cuộc vận động bảo vệ Đảng". Cuộc vận động đã được tiến hành hai đợt với nhiều bước cụ thể, đồng thời với cuộc vận động "xây dựng Đảng bộ, chi bộ 4 tốt". Tháng 4/1970, Đảng bộ tiến hành cuộc vận động "Nâng cao chất lượng đảng viên" theo 3 bước và đạt kết quả rõ rệt.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Gia Khánh lần thứ X (tháng 01/1971-tháng 6/1974).

Tháng 1/1971, Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện (khoá X) đã họp, bầu UBKT Huyện ủy gồm 5 đồng chí. Đồng chí Đỗ Văn Bợi, Huyện uỷ viên được bầu lại làm Trưởng Ban Kiểm tra Huyện uỷ.

Nhiệm kỳ này, UBKT Huyện uỷ đã chú trọng thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, Nghị quyết của Đảng, kiểm tra tổ chức Đảng giữ gìn kỷ luật Đảng. Qua kiểm tra, đã thu hồi về cho HTX 55 tấn thóc, phát hiện 37 vụ tham ô, ăn cắp. Nhiều đảng viên bị thi hành kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, lưu Đảng, khai trừ ra khỏi Đảng hoặc xoá tên, không công nhận tư cách đảng viên.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Gia Khánh lần thứ XI (tháng 6/1974-tháng 7/1976).

Tháng 6/1974, Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện (khoá XI) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí, đồng chí Đỗ Văn Bợi được bầu lại làm Trưởng Ban Kiểm tra Huyện uỷ.

Công tác kiểm tra của Đảng bộ tiếp tục tham mưu giúp cấp uỷ thực hiện Nghị quyết 195 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 192 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 228. Qua công tác kiểm tra của UBKT Huyện uỷ và các cấp ủy cơ sở, đã phát hiện 500 đảng viên nợ tiền tập thể số tiền 60.074 đồng và 5.962kg thóc; toàn huyện có 216 đảng viên phạm sai lầm lấn chiếm ruộng đất, sử dụng ruộng đất không hợp lý là 8 mẫu 3 sào. Đã xử trí kỷ luật đảng viên vi phạm 129 đồng chí bằng các hình thức kỷ luật: Khiển trách 2, cảnh cáo 39, cách chức 4, lưu đảng 45, khai trừ 39.

Bộ máy tổ chức UBKT các cấp được kiện toàn. Thời gian này, toàn huyện có 25 đảng bộ (17 xã và 8 cơ quan); có 25 đồng chí Thường vụ Đảng uỷ phụ trách tổ chức đồng thời làm công tác kiểm tra; mỗi Đảng bộ có từ 1 đến 3 cán bộ giúp việc. Ở chi bộ, đồng chí Bí thư trực tiếp làm công tác kiểm tra.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Gia Khánh lần thứ XII (tháng 7/1976-tháng 6/1978).

Tháng 7/1976, Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện (khoá XII) đã họp, bầu  UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Đỗ Văn Bợi được bầu lại làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Công tác kiểm tra được cấp uỷ các cấp ngày càng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Huyện uỷ đã mở lớp bồi dưỡng công tác kiểm tra của Đảng cho 45 đồng chí là Bí thư các Đảng uỷ, chi uỷ về xây dựng 5 nếp công tác kiểm tra và 5 chế độ xây dựng Đảng.

Về xử lý kỷ luật: Đã xử lý 73 đồng chí, trong đó có 1 Huyện uỷ viên, 5 Đảng uỷ, 5 chi uỷ và 62 đảng viên. Với hình thức kỷ luật: Khiển trách 1, cảnh cáo 1, cách chức 2, lưu đảng 25, xoá tên 15, khai trừ 29. Nội dung sai phạm về ý thức trách nhiệm, mất đoàn kết, tham ô, hủ hoá và bỏ sinh hoạt.

Thực hiện Quyết định số 125/CP, ngày 27/4/1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình hợp nhất thành 1 huyện, lấy tên là huyện Hoa Lư. Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh chỉ định Huyện uỷ Hoa Lư lâm thời trên cơ sở hợp nhất Huyện uỷ Gia Khánh và Thị uỷ Ninh Bình. Đồng chí Đỗ Văn Bợi được bầu tiếp tục giữ chức Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XIII (tháng 6/1978-tháng 10/1982).

Tháng 6/1978, Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện (khoá XIII) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí, đồng chí Đỗ Văn Bợi, Thường vụ Huyện uỷ được bầu làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Nhiệm kỳ này, Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, các ngành triển khai, quán triệt, học tập và thực hiện Nghị quyết 22, Chỉ thị 55 và Chỉ thị 83 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá IV), Nghị quyết số 36 của Huyện uỷ về việc xây dựng nề nếp sinh hoạt, giữ gìn kỷ luật của Đảng ở tổ chức cơ sở. Toàn Đảng bộ huyện có 6 tổ chức cơ sở Đảng được Tỉnh uỷ công nhận và tặng cờ "Đảng bộ vững mạnh, trong sạch". Thực hiện Quyết định số 151/CP ngày 9/4/1981 của Hội đồng Chính phủ, huyện Hoa Lư được chia tách thành thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư. Huyện Hoa Lư giữ nguyên trạng diện tích tự nhiên và các đơn vị hành chính, kinh tế như huyện Gia Khánh trước đây.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XIV (tháng 10/1982-tháng 9/1986).

Tháng 10/1982, Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện (khoá XIV) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Phạm Văn Giai, Huyện uỷ viên được bầu làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (năm 1982) đã thông qua Điều lệ Đảng, trong đó có quy định " Ở tổ chức cơ sở Đảng, Đảng uỷ được cử UBKT". Năm 1983, thực hiện Điều lệ Đảng và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Ninh Bình, Huyện uỷ Hoa Lư đã tập trung chỉ đạo 54 Đảng bộ cơ sở tổ chức Đại hội và bầu UBKT Đảng uỷ cơ sở. Như vậy, năm 1983, các UBKT Đảng uỷ cơ sở chính thức được thành lập.

Trong nhiệm kỳ, công tác kiểm tra của các cấp uỷ, UBKT các cấp trong huyện được tăng cường một bước, đã  đem lại những kết quả nhất định, góp phần phát huy mặt tích cực, phát hiện đưa ra khỏi Đảng những phần tử xấu và không đủ tư cách đảng viên. Trong 4 năm (1982-1985), có 213 đảng viên đã bị xử lý kỷ luật, trong đó khiển trách 16, cảnh cáo 40, cách chức 11, lưu đảng 28, khai trừ ra khỏi Đảng và đưa ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác là 118 trường hợp.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XV (tháng 9/1986-tháng 01/1989).

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XV, họp tháng 9/1986, đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội của huyện, kiểm điểm một cách nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng  sự thật về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ trong những năm trước. Đại hội đã quyết định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ 1986-1989, theo tinh thần đổi mới, nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện (khoá XV) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Khắc Thiệu được bầu làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Công tác kiểm tra của Đảng được các cấp uỷ và UBKT các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Năm 1986, toàn huyện có 36 UBKT Đảng uỷ cơ sở; các chi bộ cơ sở đều do đồng chí Bí thư hoặc phó Bí thư chi bộ được phân công làm công tác kiểm tra. Hoạt động của UBKT các cấp chuyển từ "kiểm tra đảng viên (kể cả cấp uỷ viên cùng cấp) vi phạm Điều lệ Đảng…" sang nhiệm vụ "kiểm tra đảng viên (kể cả cấp uỷ viên cùng cấp) chấp hành Điều lệ Đảng…".

Trong hai năm (1986-1987), đã kiểm tra Ban Thường vụ Đảng uỷ xã Ninh Sơn vi phạm cấp đất trái thẩm quyền và Đảng uỷ bộ phận Xuân Sơn thuộc Đảng bộ xã Trường Yên thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân thu hồi sản phẩm và thi hành pháp lệnh thuế nông nghiệp; đã giải quyết 12 đơn khiếu nại kỷ luật. Xử lý kỷ luật cảnh cáo 2 tổ chức Đảng cơ sở và 139 đảng viên (khiển trách 24, cảnh cáo 62, cách chức 12, lưu đảng 6, khai trừ 35).

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XVI (tháng 9/1986-tháng 10/1991).

Tháng 1/1989, Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện (khoá XVI) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Khắc Thiệu được bầu lại làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Công tác kiểm tra của Đảng bộ huyện giai đoạn này đã có nhiều chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, đã chủ động kiểm tra phòng ngừa, không còn thụ động đi giải quyết hậu quả như những năm trước. Trong hai năm (1989-1990), đã có 5.377 lượt đảng viên được kiểm tra đảng viên chấp hành, có trên 40% được kiểm tra nhiều lần, nổi bật là cuộc kiểm tra theo Chỉ thị 59 của Ban Bí thư Trung ương vào tháng 7/1990. Kết quả phân loại có 72,3% đảng viên chấp hành tốt Điều lệ Đảng; 23,5% đảng viên chấp hành chưa tốt Điều lệ Đảng; 4,2% đảng viên có vi phạm phải xem xét kỷ luật.

Công tác xem xét kỷ luật đảng viên có nhiều cố gắng thực hiện đúng phương hướng, phương châm. Tổng số đảng viên bị xem xét kỷ luật trong 2 năm 1989-1990 là 233 đồng chí, trong đó, khiển trách 56 đồng chí, cảnh cáo 32 đồng chí, cách chức 12 đồng chí, khai trừ 22 đồng chí, đưa ra bằng các hình thức khác 111 đồng chí. Đã giải quyết 4 đơn khiếu nại kỷ luật Đảng và 45 đơn tố cáo của đảng viên.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XVII (tháng 10/1991-tháng 3/1996).

Tháng 10/1991, Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ huyện (khoá XVII) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Khắc Thiệu được bầu lại làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Tháng 9/1992, đồng chí Nguyễn Khắc Thiệu, Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ được Tỉnh uỷ điều lên tỉnh công tác. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện họp ngày 13/10/1992 bầu đồng chí Hoàng Xuân Thênh, Thường vụ Huyện uỷ làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Công tác kiểm tra của Đảng được tiến hành thường xuyên và toàn diện.  Trong 2 năm (1994-1995), đã xem xét kỷ luật 114 trường hợp bằng các hình thức: Khiển trách 50, cảnh cáo 42, cách chức 7, khai trừ 15; đưa ra bằng các hình thức khác 157 trường hợp. Đã giải quyết 9 đơn tố cáo và 1 đơn khiếu nại kỷ luật của đảng viên.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XVIII (tháng 3/1996-tháng 11/2000).

Tháng 3/1996, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khoá XVIII) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Hoàng Xuân Thênh, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ được bầu lại làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Điều lệ Đảng khoá VIII có một số điều mới sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT các cấp: Sửa đổi từ kiểm tra việc "chấp hành" của đảng viên và tổ chức Đảng cấp dưới sang kiểm tra "khi có dấu hiệu vi phạm"; bổ sung nhiệm vụ "kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra" và tăng thẩm quyền thi hành kỷ luật cho tổ chức Đảng cơ sở và UBKT các cấp.

Trong 5 năm, đã kiểm tra 54 đảng viên và 4 tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 10 tổ chức đảng cấp dưới việc thi hành kỷ luật và 71 Đảng uỷ, chi uỷ về thực hiện công tác kiểm tra; 291 tổ chức Đảng về thu, chi Đảng phí; đã giải quyết 34 đơn tố cáo đảng viên và 2 đơn tố cáo tổ chức Đảng cơ sở. Thi hành kỷ luật 138 trường hợp đảng viên vi phạm với các hình thức: Khiển trách 49 đồng chí, cảnh cáo 57 đồng chí, cách chức 12 đồng chí, khai trừ 20 đồng chí, xoá tên và cho rút 105 đồng chí. Sau kiểm tra và thi hành kỷ luật, UBKT các cấp đã kiến nghị thu hồi 2.357m2 đất và 272,5 triệu đồng.       

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XIX (tháng 11/2000-tháng 10/2005).

Ngày 15/11/2000, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khoá XIX) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Dương Bá Lanh được bầu làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT các cấp, theo quy định của Điều lệ Đảng khoá IX sửa đổi, bổ sung một số điều mới: Một là, quy định các tổ chức Đảng phải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Hai là, không xem xét, giải quyết đơn thư giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ. Ba là, quy định thẩm quyền thi hành kỷ luật của chi bộ. Bốn là, quy định việc đình chỉ sinh hoạt Đảng của cấp uỷ viên.

Trong nhiệm kỳ, UBKT các cấp trong huyện đã kiểm tra 110 đảng viên và 34 tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 53 tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; 33 tổ chức đảng về thi hành kỷ luật trong Đảng; 277 lượt tổ chức đảng cấp dưới về thu nộp đảng phí và sử dụng tài chính của Đảng. Đã giải quyết 22 đơn tố cáo và 10 đơn khiếu nại kỷ luật Đảng. Xử lý thi hành kỷ luật 102 đảng viên, với các hình thức kỷ luật: Khiển trách 37, cảnh cáo 48, cách chức 4, khai trừ 13, trong đó, có 24 đồng chí là cấp uỷ viên các cấp. UBKT các cấp đã giúp cấp uỷ xem xét thi hành kỷ luật 2 tổ chức Đảng bằng hình thức khiển trách 01 Ban Thường vụ Đảng uỷ cơ sở và 01 Ban Chi uỷ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở.

Cấp uỷ các cấp đã tiến hành kiểm tra được 350 lượt tổ chức Đảng cấp dưới. Trong đó, Ban Thường vụ Huyện uỷ kiểm tra được 57 tổ chức; các cấp uỷ cơ sở kiểm tra được 293 tổ chức về thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và của cấp uỷ Đảng các cấp.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XX (tháng 10/2005 – tháng 6/2010).

Ngày 4/10/2005, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khoá XX) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Dương Bá Lanh được bầu lại làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Trong  nhiệm kỳ, UBKT các cấp đã kiểm tra 327 đảng viên và 193 tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 141 tổ chức Đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; 66 tổ chức Đảng thực hiện việc thi hành kỷ luật trong Đảng; giám sát 115 tổ chức Đảng; kiểm tra 288 tổ chức Đảng trong quản lý sử dụng ngân sách Đảng. Thi hành kỷ luật 45 đảng viên với các hình thức: Khiển trách 23., cảnh cáo 17, cách chức 3, khai trừ 2.. Xử lý thi hành kỷ luật khiển trách 01 chi ủy chi bộ và cảnh cáo 01 Ban Thường vụ Đảng uỷ cơ sở.. UBKT các cấp trong huyện đã nhận 35 đơn. Qua phân loại, số đơn phải giải quyết theo thẩm quyền 27 đơn, đã xem xét, giải quyết 27/27 đơn.

Trong 5 năm, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 169 lượt tổ chức Đảng và 15 đảng viên; giám sát 37 lượt tổ chức đảng và 06 đảng viên và triển khai thực hiện có kết quả các cuộc kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, việc giao đất cho các dự án và trong chi tiêu mua sắm tài sản thuộc nguồn ngân sách Nhà nước.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XXI (tháng 7/2010 – tháng 5/2015).

Năm 2010, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khoá XX) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Vũ Đức Tuệ được bầu làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Trong nhiệm kỳ, UBKT các cấp trong huyện đã kiểm tra 548 đảng viên và 301 lượt tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 121 lượt tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; 45 lượt tổ chức đảng về thi hành kỷ luật trong Đảng; 182 lượt tổ chức đảng cấp dưới về thu nộp đảng phí và sử dụng tài chính của Đảng. UBKT các cấp trong huyện đã tiếp nhận, xử lý, giải quyết 10 đơn đối với 15 đảng viên theo thẩm quyền quy định. Đã xử lý và tham mưu xử lý kỷ luật 03 tổ chức Đảng bằng hình thức khiển trách và 57 đảng viên, với các hình thức: Khiển trách 33, cảnh cáo 20, cách chức 01, khai trừ 03. Cấp uỷ các cấp đã kiểm tra 177 lượt tổ chức Đảng và 108 đảng viên. Trong đó, Ban Thường vụ Huyện uỷ kiểm tra 20 tổ chức Đảng; cấp uỷ cơ sở kiểm tra 157 tổ chức Đảng và 108 đảng viên. Đã giám sát 81 lượt tổ chức Đảng và 104 đảng viên. Trong đó, Ban Thường vụ Huyện uỷ giám sát 12 tổ chức Đảng và 19 đảng viên; cấp uỷ cơ sở giám sát 69 tổ chức Đảng và 85 đảng viên.

* Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XXII (tháng6/2015 đến tháng 10/2018).

Năm 2015, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khoá XX) đã họp, bầu UBKT Huyện uỷ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Đinh Thị Chinh được bầu làm Chủ nhiệm UBKT Huyện uỷ.

Trong nhiệm kỳ, UBKT các cấp trong huyện đã kiểm tra 321 đảng viên và 178 lượt tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 72 lượt tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; 46 tổ chức đảng về thi hành kỷ luật trong Đảng; 99 lượt tổ chức đảng cấp dưới về thu nộp đảng phí và sử dụng tài chính của Đảng. Đã tiếp nhận, xử lý, giải quyết 25 đơn tố cáo theo thẩm quyền quy định. Cấp uỷ các cấp đã tiến hành kiểm tra 64 lượt tổ chức Đảng và 83 đảng viên; giám sát 50 lượt tổ chức Đảng và 77 đảng viên. Các tổ chức Đảng có thẩm quyền đã xử lý kỷ luật 01 tổ chức Đảng với hình thức Khiển trách; kỷ luật 68 đảng viên với các hình thức: Khiển trách 59, cảnh cáo 4, cách chức 01, khai trừ 02.

Nhìn chung, thời gian qua, UBKT các cấp trong huyện đã luôn tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống 70 năm của Ngành Kiểm tra Đảng. Luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và các văn bản, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; quán triệt và thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT cấp trên; bám sát tình hình các tổ chức Đảng, đảng viên trong Đảng bộ huyện. Trong kiểm tra, giám sát, có sự đổi mới, chủ động, tích cực, có chương trình, kế hoạch cụ thể, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền quy định. Thường xuyên cải tiến, đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát theo hướng khoa học, hiệu quả, phù hợp với thực tế. Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát, trong đó, mở rộng công tác giám sát, tổ chức kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm. Luôn quan tâm thực hiện nghiêm các quy định về việc cung cấp, công bố, giữ gìn bí mật thông tin, giữ gìn kỷ luật phát ngôn trong quá trình kiểm tra, giám sát. Kết hợp kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng gắn với làm rõ vai trò, trách nhiệm, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và đảng viên được phân công nhiệm vụ. Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, có sự tập trung, mạnh dạn kiểm tra vào những lĩnh vực, địa bàn khó khăn, nhạy cảm, phức tạp. Đã tập trung kiểm tra, giám sát, giải quyết dứt điểm, có kết quả từng vụ việc cụ thể. Kịp thời thông báo kết quả kiểm tra, giám sát và được các tổ chức Đảng, đảng viên tự giác tiếp thu, phát huy ưu điểm, tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, có các giải pháp khắc phục, sửa chữa các khuyết điểm, vi phạm qua kiểm tra, giám sát, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ cơ sở. Thực hiện và tham mưu giúp các cấp ủy lãnh đạo, thực hiện toàn diện, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát. Đồng thời, xử lý và tham mưu giúp các cấp ủy có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức Đảng, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm đến  mức phải xử lý và lựa chọn, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến cơ sở. Công tác xây dựng Ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra cũng được quan tâm thực hiện, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Qua tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đã giúp cấp ủy các cấp đánh giá đúng, trúng tình hình hoạt động của cấp ủy, tổ chức Đảng, các địa phương, cơ quan, đơn vị và các đảng viên. Có sự chủ động hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng. Chủ động phát hiện, nhân rộng những kết quả, ưu điểm, cách làm hay, và phòng ngừa, chấn chỉnh, khắc phục những khuyết điểm, vi phạm ngay khi mới manh nha. Chủ động phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các dự án đầu tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các điểm nóng, vấn đề bức xúc, góp phần ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, xây dựng các tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu đi đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

  III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI.

  Nhìn lại chặng đường lịch sử của Ngành Kiểm tra Đảng bộ huyện Hoa Lư (1948- 2018) đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tuỵ với nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, đoàn kết, kỷ luật”. Ngành Kiểm tra Đảng trong huyện tự hào về những thành tích quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần cùng Đảng bộ, quân và dân bảo vệ và xây dựng quê hương Hoa Lư anh hùng. Qua chặng đường 70 năm xây dựng và trưởng thành của Ngành Kiểm tra Đảng bộ huyện Hoa Lư, đã đúc kết được những bài học, kinh nghiệm quý báu:

  Một là: Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng phải luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, lấy nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ trong từng giai đoạn cách mạng làm mục tiêu và phương hướng phấn đấu của mình, lấy Điều lệ Đảng, quan điểm, đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ hoạt động của các đoàn thể làm cơ sở để xem xét, kết luận việc chấp hành của tổ chức đảng và đảng viên. Thực hiện đúng nguyên tắc: “lãnh đạo phải có kiểm tra, không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo”.

  Hai là: Phải có bộ máy kiểm tra tinh gọn, người cán bộ kiểm tra “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa tinh thông nghiệp vụ trên mọi lĩnh vực, vừa có bản lĩnh cách mạng và cái tâm trong sáng. Nghĩa là người cán bộ làm công tác kiểm tra phải có “Tâm” và có “Tầm”. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi”. “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra”.

  Ba là: Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng phải thực hiện tốt phương châm: công minh, chính xác, kịp thời; đặc biệt thực hiện tốt phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra; luôn luôn tôn trọng và dựa vào tổ chức Đảng, phát huy tính tự giác xây dựng đảng của quần chúng, coi trọng bằng chứng xác thực, luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan, công tâm, tôn trọng sự thật, kiên trì giáo dục thuyết phục đi đôi với thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh. Lấy “chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả” làm tư tưởng chỉ đạo hành động.

  Bốn là: Luôn chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ làm việc tập thể, đoàn kết tôn trọng lẫn nhau. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, không ỷ lại vào cấp uỷ. Phối hợp tốt với các Ban xây dựng đảng, các cơ quan nhà nước và các đoàn thể quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ. Gắn công tác kiểm tra với hiệu lực quản lý nhà nước và công tác cán bộ, gắn “xây” với “chống”, xử lý kỷ luật kịp thời gắn với kỷ luật chính quyền và thu hồi vật chất.

  Bước vào nhiệm kỳ 2015-2020, công tác kiểm tra, giám sát có nhiều thuận lợi cơ bản, song cũng còn không ít khó khăn, thử thách. Bám sát phương hướng, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 30/7/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khóa XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Ngành Kiểm tra Đảng bộ huyện Hoa Lư xác định các nhiệm vụ trọng tâm là:

  1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình mới; thống nhất nhận thức và hành động của mọi cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát để công tác kiểm tra, giám sát thật sự trở thành một trong những chức năng lãnh đạo, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng.

  2. Đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, UBKT các cấp và chi bộ. Tăng cường kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm. Thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo “giám sát mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”.

  3. Kiện toàn tổ chức bộ máy UBKT theo hướng đủ số lượng, nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra các cấp, nhất là ở cấp huyện và cấp cơ sở; tăng cường đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

  Phát huy truyền thống quý báu và những kết quả đạt được trong 70 năm qua, đội ngũ cán bộ kiểm tra Đảng bộ huyện Hoa Lư luôn cố gắng giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất, không ngừng học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân giao phó./.

ỦY BAN KIỂM TRA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

934966

Trực tuyến : 58

Hôm nay : 419

Hôm qua : 719

W88vnz - https://139.99.113.80/ KUBET 131.31 - https://51.79.131.31/