Thứ năm, 21/11/2024,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Hoa Lư

Quản lý Di sản Tràng An và những hành vi nghiêm cấm trong vùng Di sản

Thứ hai, 09/07/2018 | Đã xem: 1530 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình có diện tích vùng lõi trên 6.200 héc ta, với 3 khu vực bảo tồn đặc biệt quan trọng là Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An –Tam Cốc – Bích Động và khu rừng đặc dụng Hoa Lư. Vùng lõi của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An đều năm trên địa bàn huyện Hoa Lư, như: Khu sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu Di tích LSVH Cố đô Hoa Lư, đó là niềm vinh dự tự hào của địa phương đồng thời cũng là trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị Di sản một cách bền vững.

Hiện nay với việc thu hút ngày càng đông khách đến tham quan du lịch, các loại hình dịch vụ du lịch trong vùng di sản đã ngày càng phát triển, tuy nhiên, nhiều hoạt động nhằm mục đích phục vụ du lịch đã không tuân theo các quy định về bảo vệ Di sản. trong đó có tình trạng xây dựng trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất xâm hại đến vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Di sản.

Tại quyết định số 230/QĐ – TTg ngày 4/2 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, quy định cụ thể định hướng phát triển không gian khu Di sản Quần thể danh thắng Tràng An, theo đó: Khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An, có diện tích 6.226 ha được phân thành các vùng cấm và hạn chế xây dựng (kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt):

- Vùng cấm xây dựng, có diện tích 3.460 ha bao gồm các khu vực cảnh quan thiên nhiên và các khu vực di tích cần bảo vệ nghiêm ngặt; các khu vực bảo tồn - sử dụng bền vững đan xen.

+ Là vùng bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt, không có dân cư sinh sống, cấm xây dựng. Trong một số trường hợp đặc biệt, có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

+ Không xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú và giải trí; không xây cất công trình nhà cửa, nghĩa địa, đào ao hồ, các công trình thủy lợi, chuồng trại chăn nuôi và các công trình phục vụ nhu cầu dân sinh khác; không cho phép các hoạt động bán hàng và dịch vụ trong khu vực này.

+ Nghiêm cấm mọi hành động làm thay đổi hình dáng núi đá, phá hủy và làm thay đổi thảm thực vật; nghiêm cấm đục phá hang động, núi đá vôi có hang động làm ảnh hưởng đến những yếu tố gốc của hang động; nghiêm cấm san ủi, đào đất mặt bằng hang, làm ảnh hưởng đến tầng văn hóa, giá trị cơ bản của di sản; nghiêm cấm việc sử dụng hang động để làm nơi chăn thả gia súc hoặc làm dịch vụ; nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắt động vật.

+ Nghiêm cấm việc đổ chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải sinh hoạt và các loại chất thải khác vào khu Di sản.

- Vùng hạn chế xây dựng, cần kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt có diện tích 2.766 ha, bao gồm các khu vực dành cho phát triển du lịch, các khu vực làng, xã có dân cư sinh sống và cảnh quan nông nghiệp xung quanh. Là vùng bảo vệ nghiêm ngặt, có dân cư sinh sống và cho phép các hoạt động du lịch (không lưu trú), các hoạt động xây dựng phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo nhà ở được phép tiến hành, nhưng ở mức độ hạn chế và phải được kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt để không ảnh hưởng đến Di sản.

+ Đối với khu dân cư:

. Phân bố dân cư giữ nguyên theo hiện trạng các khu dân cư tập trung; khống chế tỷ lệ tăng dân số, không mở rộng diện tích đất ở; những hộ dân cư nằm rải rác, cần sớm di dời tới các khu tái định cư.

. Gìn giữ cấu trúc làng xóm hiện có. Giữ gìn và tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị và hạ tầng kinh tế xã hội của làng, phục hồi các công trình công cộng dân gian truyền thống.

. Các công trình công cộng, công trình hành chính, các công trình khác (nếu cần thiết) và nhà ở phải được xây dựng trên tinh thần văn hóa truyền thống, chiều cao không quá 3 tầng.

. Cấm xây dựng các công trình hiện đại, không phù hợp với hình ảnh làng xóm truyền thống. Không mở rộng đường làng ngõ xóm hiện có, chỉ cải tạo nâng cấp mặt lát để tránh làm phá vỡ môi trường cảnh quan vốn có của làng.

+ Đối với khu vực dịch vụ, du lịch:

. Phát triển du lịch thăm quan, sinh thái và văn hóa.

. Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, bến thuyền, chòi nghỉ, chỉ dẫn thông tin, bãi đỗ xe); tu bổ, hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc nhỏ, tiểu cảnh trang trí, cầu đá, vườn dạo, vv....

. Xây dựng mạng lưới các công trình dịch vụ du lịch theo mô hình sinh thái, hình thức đơn giản, hình khối hợp lý, có khối tích và chiều cao hạn chế, mật độ xây dựng thấp để hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.

. Khu trung tâm dịch vụ du lịch nằm trong vùng cố đô Hoa Lư được phép xây dựng công trình: Khu đón tiếp, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe du lịch nội bộ, công viên cây xanh, trung tâm dịch vụ nhỏ, điểm nghỉ, điểm ngắm cảnh... trung tâm quản lý điều hành hội thảo chiếu phim tư liệu và trưng bày mô hình cố đô Hoa Lư thu nhỏ, hiện vật khảo cổ.

. Khu trung tâm dịch vụ du lịch nằm trong vùng Tam Cốc - Bích Động được phép xây dựng công trình như: Khu đón tiếp, dịch vụ nhỏ... bố trí tại cửa ngõ khu Tam Cốc - Bích Động. Bãi đỗ xe, điểm đỗ xe du lịch nội bộ được bố trí cạnh nhau, cạnh nhà đón tiếp, hướng dẫn du lịch. Sát bến thuyền Tam Cốc bố trí công viên cây xanh, ki ốt dịch vụ, khu dân cư hiện hữu được giữ ổn định, không tiến hành mở rộng thêm, dân cư trong khu vực sẽ tham gia vào các hoạt động dịch vụ: bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, dịch vụ ăn uống giải khát, dịch vụ chèo thuyền, vv...

. Khu dịch vụ, quản lý, điều hành, bến thuyền trung tâm khu hang động Tràng An, bố trí tại thung Áng Mương, có quy mô khoảng 50 ha, được phép xây dựng các công trình: Nhà điều hành, nhà trưng bày, bến thuyền trung tâm, bãi đỗ xe, vv...

+ Đối với cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nông nghiệp xung quanh:

Gìn giữ khu vực sinh thái nông nghiệp, duy trì sản xuất nông nghiệp; trồng rừng phục hồi để thu hút động vật, tăng độ che phủ. Ngăn chặn các hoạt động khai thác gỗ, chặt phá cây rừng, săn bắt động vật.

Tại điều 158 luật đất đai 2013 quy định công tác quản lý nhà nước về đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như sau:

Điều 158. Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

1. Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau đây:

a) Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

b) Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

c) Đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

2. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.

Tại Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Chính phủ  ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, điều 2 quy định rõ  Phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với Ủy ban nhân dân các cấp

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

a) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp để chỉ đạo các cấp, ngành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn thực hiện các quy định của pháp luật.

b) Tổ chức, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

c) Quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật.

d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng và đất lâm nghiệp; kiên quyết đấu tranh, chấm dứt tình trạng khai thác rừng, phá rừng trái pháp luật, chống người thi hành công vụ trên địa bàn.

đ) Chỉ đạo thực hiện công tác giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp.

e) Tổ chức việc điều tra, kiểm kê, thống kê, phân loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

g) Lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp của địa phương; các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; ngăn ngừa tình trạng lợi dụng để tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có rừng (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

a) Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chế độ Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

b) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

c) Huy động, chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.

d) Tổ chức thực hiện công tác giao rừng, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp.

đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thống kê, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp.

e) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi chặt chẽ đối tượng vi phạm có tính chuyên nghiệp để xử lý; đấu tranh kiên quyết, chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ.

g) Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có rừng (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã)

a) Quản lý diện tích, ranh giới các khu rừng; các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

b) Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức thực hiện quy hoạch ba loại rừng trên thực địa, quy hoạch chi tiết về bảo vệ và phát triển rừng gắn với các chủ rừng.

d) Tiếp và xác nhận hồ sơ xin giao rừng, thuê rừng và giao đất, thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo thẩm quyền.

đ) Chỉ đạo cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn thực hiện sản xuất lâm nghiệp; canh tác nương rẫy và chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

e) Tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần); kịp thời báo cáo lên cấp trên đối với vụ việc khi vượt quá tầm kiểm soát của xã; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.

g) Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

h) Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã.

i) Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng nhà nước chưa giao, chưa cho thuê và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao lại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê diện tích rừng này để rừng thực sự có chủ cụ thể.

k) Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng, giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật, cháy rừng nghiêm trọng, kéo dài mà trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để, thì lãnh đạo địa phương đó phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật.

Tại quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quy chế quản lý và bảo vệ các di tích khảo cổ học, di sản địa chất, cảnh quan Di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, điều 3 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đục phá các hang động, mái đá, thung lũng và vùng bảo vệ núi có di tích khảo cổ, di sản địa chất và cảnh quan làm ảnh hưởng đến hình dáng tự nhiên, những yếu tố gốc  của di sản.

2. San ủi, nạo vét, đào đất trên bề mặt các di tích khảo cổ, di sản địa chất và cảnh quan làm ảnh hưởng đến cảnh quan, tầng văn hóa, giá trị cơ bản của di tích. 

3. Sử dụng các di tích khảo cổ, di sản địa chất, cảnh quan để làm nơi nhốt, chăn thả gia súc hoặc làm các dịch vụ.

4. Xây dựng trái phép các công trình hoặc đào ao hồ làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc của di sản.

5. Săn bắt các loại động vật hoang dã sống trong khu vực bảo vệ làm xâm hại đến hệ sinh thái.

6. Mang chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy, xả rác thải, dầu thải; đổ bùn đất, nước thải, khí thải và các chất thải khác vào các di tích khảo cổ, di sản địa chất, cảnh quan. 

7. Tự ý tìm  kiếm, đào bới làm sai lệch hoặc gây nguy cơ xâm hại, hủy hoại di tích.

8. Thăm dò, khai quật các di tích khảo cổ, di sản địa chất, cảnh quan khi không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

9. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật, cây cảnh, đá cảnh thuộc Quần thể danh thắng Tràng An.

10. Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của Quần thể danh thắng Tràng An; tự ý lập sự tích, xuyên tạc lịch sử làm tổn hại đến truyền thống, bản sắc văn hóa và các hành động khác làm ảnh hưởng đến Quần thể danh thắng Tràng An.

11. Các hoạt động khác xâm phạm đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên của Quần thể danh thắng Tràng An.

 

 

 

Xuân Kiên

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

935085

Trực tuyến : 57

Hôm nay : 538

Hôm qua : 719

W88vnz - https://139.99.113.80/ KUBET 131.31 - https://51.79.131.31/