Thứ năm, 21/11/2024,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Hoa Lư

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thứ năm, 04/05/2017 | Đã xem: 11119 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 12 điểm ( 5 đánh giá )

 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội (CNXH)

Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH bao gồm:

- CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân dể huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.

- CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức,trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột,có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.

- CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.

- CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Về mục tiêu: Hồ Chí Minh khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội bao gồm cả chính trị, kinh tế,văn hóa – xã hội và xây dựng con người.

Về động lực: Người chỉ rõ, quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – tri thức. Trong thực hiện, phải kết hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức mạnh cộng đồng); coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất. Phải quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội. Cần kết hợp nguồn lực bên trong với nguồn lực bên  ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nội lực là quyết định  nhất, ngoại lực là rất quan trọng.

1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định: cần căn cứ vào đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước để xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Người viết: “tùy vào hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản).... có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản)..”

Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó bao trùm lớn nhất là đặc điểm từ một nước phong kiến lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, khi nói về độ dài của thời kỳ quá độ, Người chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”.

Về những nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Về phương châm xây dựng xã hội chủ nghĩa: Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình phổ biến, có tính quy luật trên thế giới. Nhưng việc xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội phải xuất phát từ điều kiện cụ thể, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan, nôn nóng. Người chỉ rõ: “Ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ hai bàn tay trăng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài”, “phải làm dần dần”, “không thể một sớm, một chiều”, “ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại:. Tư tưởng hủ đạo của Hồ Chí Minh về bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài,, tùy vào hoàn cảnh”, nhưng “chớ ham làm mau, ham rầm rộ... Đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước ấy, cứ tiến tới dần dần”

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm chính. Kết hợp xây dựng và bảo vệ trong phạm vi một quốc gia. Xây dựng xã hội chủ nghĩa phải có kế hoạch, biện pháp, đặc biệt là quyết tâm (chỉ tiêu 1, biện pháp 10, quyết tâm 20) để thực hiện thắng lợi kế hoạch đã đề ra.

Theo Hồ Chí Minh, biện pháp cơ bản,quyết định lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách nhằm huy động và khai thác các nguồn lực trong dân để phát triển đất nước vì lợi ích của nhân dân. Người luôn luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, phải suy nghĩ tìm tòi sáng tạo ra cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

1.4 tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lênin vào hoàn ảnh cụ thể của nước ta, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều luận điểm, tư  tưởng chỉ đạo sáng suốt, có tính nguyên tắc về phát triển kinh tế ở Việt Nam

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Phải xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hợp lý;

- Tất yếu khách quan phải tiến hành công nghiệp hóa;

- Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và định hướng lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

- Phát triển kinh tế phải đi đoi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu

1.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc

* Về xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân

- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân là hai lực lượng chủ yếu tiến hành khởi nghĩa và đấu tranh cách mạng, phối hợp chặt chẽ và bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến lực lượng chính trị quần chúng. Về lực lượng vũ trang nhân dân, Người chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đây cũng là một nội dung lớn và sáng tạo trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

* Về xây dựng bản chất cách mạng và ý thức chính trị cho quân đội

Theo Hồ Chí Minh, việc xây dựng bản chất cách mạng, ý thức và trình độ chính trị cho lực lượng được đặc biệt quan tâm và tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, có hệ thống. Người xác định quân đội ta có ba nhiệm vụ: quân đội chiến đấu, quân đội công tác và đội quân sản xuất. Quân đội và lực lượng công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Trong quân đội, người nêu sáu yêu cầu cơ bản đối với người chỉ huy quân sự “Trí – dũng – nhân- tín – liêm – trung”

* Về xây dựng thế trận lòng dân, nền quốc phòng toàn dân

Đối với Hồ Chí Minh, đó là sức mạnh vật chất, nguồn nhân lực và sức mạnh tinh thần, mà lòng dân là sức mạnh đặc biệt to lớn.

- Về quốc phòng, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền quốc phòng toàn dân hùng mạnh.

Trích: Những nội dung cơ bản của tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

 

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

935241

Trực tuyến : 52

Hôm nay : 694

Hôm qua : 719

W88vnz - https://139.99.113.80/ KUBET 131.31 - https://51.79.131.31/