Hiện nay, tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng lan nhanh ra diện rộng. Tính đến ngày 18/5/2019 dịch bệnh đã xảy ra tại 8/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoa Lư là: xã Ninh Khang, Trường Yên, Ninh Giang, Ninh Hòa, Ninh Thắng, Ninh An, Ninh Mỹ và thị trấn Thiên Tôn. Đã tiêu hủy 794 con lợn ở 58 hộ chăn nuôi, trọng lượng 44.199 kg. Trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách khống chế dịch bệnh, ngày 19/5/2019, Chủ tịch UBND huyện đã ký ban hành Công điện khẩn số 05/CĐ-UBND, yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị, Tổ giúp việc cho BCĐ huyện và chủ tịch UBND các xã, thị trấn tập trung triển khai quyết liệt một số nội dung sau:

Cơ quan chức năng tiến hành chôn lấp lợn bị dịch
1. UBND các xã, thị trấn:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm các Công điện của Chủ tịch UBND huyện về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 05/3/2019 của UBND huyện về việc triển khai kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Hoa Lư, năm 2019.
- Tiếp tục thực hiện phương châm “Phòng dịch như chống dịch” “Chống dịch như chống giặc”; triển khai triệt để, nghiêm túc 5 không (không dấu dịch; không mua bán lợn bệnh, lợn chết, lợn không rõ nguồn gốc; không giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý) và 4 tại chỗ (Chỉ đạo tại chỗ; huy động nhân lực tại chỗ; huy động vật lực tại chỗ; huy động phương tiện tại chỗ) trong ứng phó, phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Đặc biệt phải chủ động xây dựng và triển khai thực hiện ngay phương án tiêu hủy lợn nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu phi để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh mầm bệnh lây lan ra diện rộng… phù hợp với tình hình, điều kiện của từng địa phương.
- Các xã chưa hoàn thành việc thống kê đàn lợn theo mẫu, yêu cầu khẩn trương rà soát, tổng hợp báo cáo UBND huyện (trong ngày 20/5/2019), đồng thời hướng dẫn các hộ chăn nuôi hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký, kê khai đàn lợn nuôi theo hướng dẫn của ngành Thú y để làm cơ sở xem xét, hỗ trợ theo quy định. Nếu hộ nào không có trong danh sách thống kê hoặc không chấp hành kê khai, đăng ký chăn nuôi, khi dịch bệnh xảy ra sẽ không xem xét chính sách hỗ trợ Nhà nước.
- Các xã, thị trấn có dịch yêu cầu thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời theo quy mô xã, liên xã (số lượng do các xã, thị trấn tự quyết định), chuyển các chốt kiểm dịch liên thôn sang quy mô xã, mỗi chốt không quá 05 người. Các xã chưa có dịch, căn cứ tính hình cụ thể có thể thành lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời.
- Yêu cầu các xã, thị trấn thành lập ngay đội tuần tra cơ động do UBND xã tự bố trí, trong đó (Thành phần, số người tham gia trong đội không quá 5 người gồm: công an, xã đội, thú y…) lực lượng của công an, làm đội trưởng đội tuần tra. Đội tuần tra có nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình hình giết mổ, buôn bán, vận chuyển, tập kết, trung chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Khuyến khích mỗi thôn nên có 01 tổ để quản lý, giám sát hoạt động trên địa bàn thôn, xóm.
- Bố trí quỹ đất tại mỗi thôn, xóm có ít nhất 01 vị trí chôn lấp gia súc bị bệnh, đảm bảo cách xa nguồn nước, nghĩa trang, đường, trường học, khu vực đang có hộ chăn nuôi lợn. Khuyến khích các hộ có vườn, số lượng chăn nuôi ít, tập trung tiêu hủy tại chỗ. Trường hợp số lượng nhiều, vườn không rộng, trong khu dân cư thì mang ra khu tập trung của đơn vị, điểm tập trung phải trên đất ngân sách xã hoặc thuê đất 313 của dân để tiêu hủy (do xã phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi Trường xác định địa điểm chôn).
- Tiếp tục tăng cường công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại các khu vực chăn nuôi, đường làng, ngõ xóm, các chợ buôn bán, cơ sở giết mổ, điểm tập kết, trung chuyển lợn, các địa bàn có nguy cơ cao, địa bàn có dịch … để ngăn ngừa mầm bệnh phát sinh và lây lan ra diện rộng.
- Nghiêm cấm phối giống, tái đàn, mua bán, vận chuyển lợn sữa, lợn giống từ vùng có dịch, trôi nổi, không rõ nguồn gốc làm phát sinh, lây lan dịch bệnh.
2. Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông huyện:
- Phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn các biện pháp tiêu hủy khi có dịch bệnh; hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học, quản lý dịch bệnh để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh.
- Giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch đề xuất kinh phí và kịp thời cấp phát kinh phí phục vụ phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ trường hợp bắt buộc tiêu hủy lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Hướng dẫn hồ sơ xin hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy theo quy định.
4. Công an huyện, Đội Quản lý thị trường số 3: Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh.
5. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện:
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quy trình tiêu hủy và môi trường tại các điểm tiêu hủy lợn, đồng thời hướng dẫn các xã, thị trấn lập và quản lý hồ sơ các điểm tiêu hủy lợn nhiễm bệnh.
- Phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, Trạm Khuyến nông huyện thực hiện tiêu hủy đàn lợn đúng quy định và đảm bảo vệ sinh môi trường.
6. Đài truyền thanh huyện: Tăng cường thời lượng đưa tin về công tác phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên hệ thống truyền thanh các cấp để người chăn nuôi chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống, bảo vệ sản xuất chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Các thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở động vật huyện; Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo, các phòng, ban, đơn vị liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai tốt các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa bệnh Dịch tả Lợn Châu Phi.
8. C¸c tæ chøc chÝnh trÞ - x· héi: Tæ chøc tuyªn truyÒn, vËn ®éng héi viªn, ®oµn viªn chấp hành tốt việc phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi, bố trí lực lượng trực tiếp tham gia công tác giám sát phòng, chống dịch ở địa phương
Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị nghiêm túc triển khai công điện này. Nếu địa phương nào để xảy ra dịch tả lợn châu Phi do lơ là, thiếu trách nhiệm, người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện./.
BT Mạnh Hà – Đài TT huyện