Chủ nhật, 23/02/2025,
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Thành phố Hoa Lư

Vẫn còn đó nỗi đau "da cam"

Thứ năm, 10/08/2023 | Đã xem: 158 | Nhận xét: 10
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Chiến tranh đã qua đi, song không chỉ những người trực tiếp tham gia chiến đấu trong thời chiến mà cả những thế hệ sau này dù sinh ra trong thời bình vẫn hàng ngày phải mang trong mình di chứng của cuộc chiến ấy, đó là nỗi đau phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường Miền Nam.

Ông Đỗ Văn Bằng, thôn Khả Lương, xã Ninh Thắng cùng người con gái đến nay đã 43 tuổi nhưng vẫn ngây dại vì di chứng của chất độc da cam.

Năm 1970, ông Bằng tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng trị. Sau khi miền nam được giải phóng, ông Bằng được cử đi học tại Học Viện Chính trị, cứ ngỡ chiến tranh đã kết thúc, nhưng đến năm 1975, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổi lên, một lần nữa ông Bằng lại cầm súng tham gia cùng nước bạn giải phóng đô hộ.

Sau khi chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, ông Bằng trở về quê nhà lấy vợ sinh con như bao người khác, nhưng cuộc sống lại không may mắn với ông khi ông phát hiện ra mình bị phơi nhiễm chất độc da cam và người con gái của vợ chồng ông sinh ra cũng mang trong mình di chứng ấy . Đến nay, dù đã 43 tuổi, nhưng chị Đỗ Thị Sen con gái ông Bằng vẫn ngây dại, không làm chủ được bản thân. Khi trái gió trở trời, những cơn đau lại hành hạ chị suốt đêm không ngủ.

Quyết tâm không gục ngã trước số phận, vợ chồng ông Bằng vẫn thường động viên, bảo ban nhau làm ăn, phát triển kinh tế. Bản thân ông Bằng tích cực tham gia các công tác hội của địa phương như: Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, mặt trận tổ quốc và đặc biệt là BCH hội nạn nhân chất độc da cam của xã...với tinh thần trách nhiệm và mong muốn góp phần xây dựng quê hương. Tuy nhiên từ năm 2020 đến nay, một phần do bệnh tật, phần vì tuổi đã cao nên ông đã nghỉ hưu ở nhà cùng vợ chăm sóc người con gái bệnh nặng.

Gia đình ông Bằng cũng như bao gia đình nạn nhân chất độc da cam khác luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành về chế độ chính sách cũng như nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh.

Quỹ Từ thiện Legacy thăm hỏi, tặng quà tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội

Ảnh: VGC/Hoàng Giang

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khép lại gần 50 năm, nhưng hậu quả của nó vẫn đang tiếp diễn. Từng ngày, từng giờ vẫn còn đó những gia đình như gia đình ông Đỗ Văn Bằng, đang phải gánh chịu sự tàn khốc mà nó để lại.

Tính đến nay, toàn huyện có 414 nạn nhân chất độc dioxin đang được hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 266 đối tượng nhiễm do trực tiếp tham gia kháng chiến và 148 đối tượng nhiễm gián tiếp do di chứng.

Trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền, cùng các ban ngành đoàn thể các cấp trong huyện vẫn luôn nỗ lực trong công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho những gia đình thuộc diện chính sách. Xác định việc giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam là việc làm thiết thực và ý nghĩa, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện đã vận động cán bộ, hội viên và nhân dân tích cực tham gia ủng hộ. Tính từ năm 2018 đến nay, Hội đã tiếp nhận và trao tặng hơn 10.000 suất quà, trị giá trên 3 tỷ đồng; làm mới, sửa chữa 26 ngôi nhà cho nạn nhân da cam có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 1 tỉ đồng. Cùng với các hoạt động giúp đỡ về vật chất, Hội còn thường xuyên thăm hỏi, động viên, tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho gia đình hội viên. Những hoạt động ý nghĩa ấy với mong muốn hỗ trợ, góp phần xoa dịu phần nào những mất mát, giúp họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống./.

Bài: Diệu Linh – Trung tâm VHTT&TT huyện

 

Độ ẩm:

Gió:

Quản lý văn bản
Một cửa điện tử

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập

988271

Trực tuyến : 83

Hôm nay : 623

Hôm qua : 491

W88vnz - https://139.99.113.80/ KUBET 131.31 - https://51.79.131.31/